(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa sẽ được áp dụng một số chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy kinh tế tăng tốc.

Chính sách kinh tế mới sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Thanh Hóa?

Thanh Hóa sẽ được áp dụng một số chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy kinh tế tăng tốc.

Thanh Hóa lọt vào danh sách đề xuất thí điểm cơ chế đặc thù phát triển kinh tế

Ngày 13-11-2021 kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế. Nghị quyết sẽ tạo điều kiện để kinh tế các tỉnh bứt phá nhanh hơn, đặc biệt là tỉnh nằm tại vị trí trung tâm của các vùng như Thanh Hóa.

Chính sách kinh tế mới sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Thanh Hóa?

Thanh Hóa được đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế. Nguồn: TNR Stars Bỉm Sơn

Theo đó, về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, tỉnh Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách trung ương hoàn thuế giá trị gia tăng) nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa.

Nghị quyết quy định thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể, HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án;

Ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản này để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh và không dùng để xác định số bổ sung cân đối ngân sách và số bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh;

Việc thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản này phải tuân thủ các nguyên tắc: bảo đảm có lộ trình phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của tỉnh, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành, nghề ưu đãi đầu tư; không gây ra tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thực hiện điều tiết hợp lý đối với một số hàng hóa, dịch vụ và nguồn thu nhập hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch, cải cách hành chính nhà nước.

Tỉnh Thanh Hóa được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Việc đưa Thanh Hóa vào danh sách các tỉnh thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù được dựa trên đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Theo thông tin từ Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/8/2021, trên địa bàn các tỉnh miền Trung hiện có 2.151 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 60,77 tỉ USD. Trong đó, Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu với 164 dự án, tổng vốn đăng ký 14,57 tỉ USD, chiếm 24% tổng vốn đăng ký của cả khu vực. Hiện nay, Thanh Hóa đứng thứ 8 trên cả nước về thu hút dự án đầu tư nước ngoài.

Điểm tựa cho bất động sản xứ Thanh cất cánh

Hướng tới mục tiêu trở thành một trong tứ giác kinh tế gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa, ngay từ nhiều năm trước Thanh Hóa đã tập trung quy hoạch ý tưởng trên cơ sở phát triển 4 trung tâm động lực, 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế. Chiến lược này đã mở lối cho hạ tầng giao thông liên vùng, xuyên vùng phát triển nhanh chóng. Thống kê trong giai đoạn từ 2016 - 2020 tỉnh này đã dành khoảng 610.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Đây được xem là đòn bẩy quan trọng giúp thị trường bất động sản Thanh Hóa thu hút được lượng lớn chủ đầu tư tham gia dự án từ năm 2019 đến nay.

Chính sách kinh tế mới sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Thanh Hóa?

Cao tốc Mai Sơn - QL45 với nút giao cách gần 5km sẽ thúc đẩy kinh tế Bỉm Sơn phát triển

Theo đánh giá của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, bất chấp tình hình dịch bệnh Thanh Hóa vẫn duy trì được sức hút đầu tư hiệu quả. Hàng loạt các “ông lớn” địa ốc đã quy tụ tại vùng đất này có thể kể đến như Vingroup, FLC, Sun Group, Eurowindow, BRG, TNG... tạo nên diện mạo đô thị mới khang trang, hiện đại hơn trước. Đặc biệt, từ giai đoạn cuối quý II/2021 thị trường đã có tín hiệu hồi phục khi các công trình liên tục được đẩy nhanh tiến độ, làn sóng đầu tư không chỉ dừng lại ở khu vực TP. Thanh Hóa hay khu vực ven biển mà đã lan tỏa đến nhiều khu vực nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng của UBND tỉnh.

Đơn cử như tại thị xã Bỉm Sơn đang là 1 trong 4 khu kinh tế động lực của Thanh Hóa hướng tới mục tiêu trở thành đô thị trung tâm phía Bắc tỉnh. Cách Hà Nội 110 km, cách Cảng biển Nghi Sơn 75km, sở hữu hệ thống nhà ga trung chuyển hàng hóa, thu hút nhiều doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp... Bỉm Sơn có đầy đủ lợi thế để phát triển các dự án bất động sản. Trong thời gian qua, các sàn giao dịch ghi nhận lượng khách ngoại tỉnh đến tìm hiểu dự án đất nền tại Bỉm Sơn tăng cao, đặc biệt là tại Dự án TNR Stars Bỉm Sơn. Lý giải cho điều này, đại diện một sàn giao dịch cho biết, đất nền luôn là dòng sản phẩm thu hút nhà đầu tư bởi diện tích vừa phải, giá thành hợp lý, dễ thanh khoản. Đó là chưa kể tại TNR Stars Bỉm Sơn 100% nền đều có sổ đỏ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư ngắn hạn hay dài hạn của khách hàng. Do vậy dự án này luôn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi đến khảo sát thị trường Bỉm Sơn.

Chính sách kinh tế mới sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Thanh Hóa?

TNR Stars Bỉm Sơn trở thành điểm sáng đầu tư tại thị xã Bỉm Sơn (Nguồn: TNR Star Bỉm Sơn)

Lấy ví dụ từ thị trường Bỉm Sơn để thấy rằng nếu được Quốc hội thông qua về việc áp dụng cơ chế đặc thù, Thanh Hóa sẽ có thêm điểm tựa vững chắc để phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia quan sát thị trường dự báo bất động sản Thanh Hóa sẽ còn sôi động hơn nữa khi chính sách mới được triển khai, đặc biệt phân khúc đất nền sẽ kích cầu dòng vốn đầu tư thứ cấp tham gia ngày càng lớn.

Xem tổng quan TNR Stars Bỉm Sơn tại đây

Thái Dương


Thái Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]