(Baothanhhoa.vn) - Năm 2011, cánh đồng mẫu lớn (nay là cánh đồng lớn) được thí điểm xây dựng. Đây được xem là một trong những giải pháp để tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo và một số ngành hàng nông sản khác ở nhiều tỉnh, trong đó có Thanh Hóa.

Cánh đồng sẽ “lớn lên” khi có tư duy đủ rộng

Năm 2011, cánh đồng mẫu lớn (nay là cánh đồng lớn) được thí điểm xây dựng. Đây được xem là một trong những giải pháp để tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo và một số ngành hàng nông sản khác ở nhiều tỉnh, trong đó có Thanh Hóa.

Cánh đồng sẽ “lớn lên” khi có tư duy đủ rộng

Ảnh minh họa.

Năm 2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhiều huyện đã vận động người dân dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, HTX để phát triển sản xuất, tạo ra vùng sản xuất quy mô lớn.

Tỉnh Thanh Hóa cho thấy quyết tâm rất cao cũng như sự quyết liệt trong chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, để mục tiêu đề ra sớm hiện thực bên cạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn phụ thuộc vào tư duy, tâm thế tham gia của các chủ thể vào “cánh đồng” ấy như thế nào.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan mới đây cho biết: Cánh đồng lớn dường như chưa “lớn” như mong đợi, mà đây đó đang bị “thu nhỏ dần”, thậm chí rơi vào quên lãng. Sau một thời gian rầm rộ, dường như bây giờ đang trở nên hụt hơi. Doanh nghiệp thì xoay xở bài toán khát vốn liên kết thu mua, nông dân thì loay hoay tìm kiếm đầu ra ổn định.

Rồi cứ mỗi mùa vụ lại tái diễn tình trạng “lật kèo”, hợp đồng liên kết bị phá vỡ khi thì do bên bán, lúc tại bên mua. Niềm tin vừa chớm nở ở mùa trước, lại mất đi chóng vánh ở mùa vụ tiếp theo. Chính quyền đôi khi ở vào tình thế khó xử, bất lực.

Kiên định với mục tiêu cánh đồng lớn, nhưng nếu chỉ là những mảnh ghép cơ học để cộng thêm chu vi, diện tích, thì vẫn cứ là tư duy sản xuất gắn liền với mục tiêu gia tăng sản lượng. Dù sản lượng ngày càng nhiều hơn từ những cánh đồng lớn nhờ vào thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, nâng cao năng suất giống, cải tiến quy trình canh tác, cải thiện năng suất lao động, thì giá trị gia tăng của ngành hàng lúa gạo vẫn chưa thể chuyển đến tầng nấc cao hơn trong chuỗi giá trị được.

Giá trị gia tăng của chuỗi ngành hàng nông sản chủ yếu ở khâu sau thu hoạch. Để thực hiện yêu cầu đó, vai trò của kinh tế tập thể, nhất là các HTX nông nghiệp sẽ là “mắt xích” quan trọng để liên kết với doanh nghiệp. Doanh nghiệp rất khó để có thể liên kết cùng lúc với các nông hộ trong một cánh đồng lớn, mà cần liên kết với người đại diện có tư cách pháp nhân. Đó chính là những HTX nông nghiệp kiểu mới được dẫn dắt bởi những người có đủ kiến thức thị trường, kỹ năng, quan hệ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì tư duy của một bộ phận nông dân vẫn chưa thoát khỏi sự cổ hủ, nên dù cho đã có nhiều HTX nông nghiệp ra đời, nhưng họ vẫn đứng ngoài, để làm theo kiểu của riêng mình.

Lợi ích của cánh đồng lớn là rõ ràng, nhưng để vận hành như mong muốn, thì cần phải có những cái đầu biết suy nghĩ rộng hơn.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]