(Baothanhhoa.vn) - Để phát huy hiệu quả hoạt động của các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão, những năm qua, tỉnh đã lồng ghép, huy động các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để đầu tư nâng cấp các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, góp phần phát triển khai thác hải sản, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa vào khai thác sử dụng, hạ tầng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đang xuống cấp, luồng lạch bị bồi lắng, thu hẹp, nên hiệu quả hoạt động bị hạn chế.

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Để phát huy hiệu quả hoạt động của các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão, những năm qua, tỉnh đã lồng ghép, huy động các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để đầu tư nâng cấp các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, góp phần phát triển khai thác hải sản, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa vào khai thác sử dụng, hạ tầng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đang xuống cấp, luồng lạch bị bồi lắng, thu hẹp, nên hiệu quả hoạt động bị hạn chế.

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cáNgư dân phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn) chuẩn bị ngư lưới cụ tại cảng cá Lạch Bạng. Ảnh: Hương Thơm

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 cảng cá đang hoạt động. Trong đó, có 3 cảng cá thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và 5 cảng cá do UBND cấp huyện quản lý. Ngoài các cảng cá, trên địa bàn tỉnh còn có 4 khu neo đậu tránh trú bão, gồm: Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và Sông Lý.

Cảng cá Hòa Lộc (xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc) được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2011, với diện tích đất cảng 3,7 ha, khu cầu tàu dài 270m; trong đó, dùng cho tàu có công suất đến 400 CV là 120m, dùng cho tàu có công suất đến 135 CV là 150m. Cảng là nơi cập bến bốc dỡ hàng hóa thường xuyên cho khoảng 700 tàu cá, với sản lượng hàng hóa thủy sản được bốc dỡ tại cảng đạt gần 20.000 tấn/năm.

Là nơi có số lượng tàu cập bến lớn, song những năm gần đây, luồng lạch ra vào cảng bị bồi lắng dẫn đến luồng, lạch bị thu hẹp, uốn khúc quanh co, nhất là khu vực đầu cửa lạch. Theo khảo sát của Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc, khu vực từ đầu cửa lạch đi vào phía cảng khoảng 1.000m bị bồi nhiều nhất, thời điểm mực nước xuống thấp nhất chỉ còn 0,7m nước, cao nhất chỉ đạt 2,7m. Tình trạng luồng lạch bị bồi lắng nói trên khiến việc ra vào cảng để bốc dỡ hàng hóa cũng như vào âu tránh trú bão của các tàu gặp nhiều khó khăn, có không ít thời điểm xảy ra tình trạng ùn tắc, tàu bị mắc cạn, hư hỏng nặng.

Tình trạng luồng lạch ngày càng bị bồi lắng khiến nhiều chủ tàu thường xuyên ra vào cảng không khỏi lo lắng. Chủ tàu cá TH-92192-TS, Bùi Văn Thảo, xã Hòa Lộc, cho biết: Mỗi tháng tàu của anh cập cảng cá Hòa Lộc bốc dỡ hàng hóa khoảng 2 đến 3 lần, mỗi lần về cảng anh và các thuyền viên đều phải dựa vào kinh nghiệm để căn lịch con nước, song nhiều lần vẫn không tránh được tình trạng mắc kẹt do luồng lạch bị bồi lắng. Điều này đã và đang gây nhiều khó khăn cho các chủ tàu. Bởi, việc mắc kẹt và chờ đợi mực nước dâng khiến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giá bị giảm. Ngoài ra, do phải chờ nhiều giờ ngoài cửa biển, nên ngư dân phải bổ sung thêm đá để bảo quản sản phẩm, nên tăng thêm chi phí.

Tàu có công suất nhỏ đã khó, những tàu có công suất lớn càng khó khăn hơn. Anh Nguyễn Văn Tươi, chủ tàu có công suất 800 CV, biển kiểm soát TH-92886-TS, xã Minh Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Chưa khi nào tàu của anh tiếp cận được sát bờ, bởi luồng lạch của cảng vừa cạn lại vừa hẹp, trong khi đó thân tàu lại to, nên để tránh ùn tắc, mắc cạn hay va chạm với các tàu khác, nên tàu luôn phải neo ở phía ngoài rồi thuê tàu hậu cần ra chuyển hàng, khiến chi phí tăng thêm.

Trước thực trạng trên, ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc, kiến nghị đơn vị có thẩm quyền cho nạo vét luồng lạch ra vào cảng cá Hòa Lộc, nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường, xây dựng đường giao thông quanh âu, kè; xây dựng nhà điều hành âu, lắp đặt hệ thống điện, nước trong khu vực âu.

Không chỉ cảng cá Hòa Lộc, nhiều cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh cũng đang gặp tình trạng tương tự. Cụ thể, như: Cảng cá Lạch Bạng (phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn) có luồng vào cảng và mặt nước trước bến là 31,9 ha, cầu cảng có chiều dài hơn 400m, thiết kế cho tàu đến 400 CV neo đậu; đồng thời, là nơi bốc dỡ hàng hóa thường xuyên cho hơn 1.000 tàu cá, với công suất bốc dỡ hàng hóa đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Song, hiện nay, so với sự phát triển của các tàu cá cả về quy mô và công suất, thiết kế của cảng đã bị lạc hậu, không còn phù hợp, hơn nữa nhiều hạng mục công trình tại cảng đã bị xuống cấp, các trụ treo bị gãy, hệ thống xử lý nước thải, rác thải chưa đạt yêu cầu..., nên chưa đáp ứng nhu cầu cho tàu cá có chiều dài từ 10m trở lên, nhất là tàu cá có công suất lớn.

Ngoài ra, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Trường (Hậu Lộc) và khu neo đậu tránh trú bão Lạch Hới (TP Sầm Sơn) đang bị bồi lắng tại khu vực âu, gây khó khăn cho tàu cá ra, vào. Còn khu neo đậu tránh trú bão Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn) thì các hạng mục công trình xây dựng chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện theo quy hoạch, luồng lạch ra vào khu neo đậu bị bồi lắng và có bãi đá ngầm trong luồng tàu, gây khó khăn và mất an toàn cho các tàu cá ra vào, nhất là các tàu có công suất lớn.

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù đã được đầu tư nâng cấp và khắc phục các sự cố khẩn cấp, song hiện nay, hoạt động của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá còn nhiều hạn chế, như: Do các cảng cá thiết kế lạc hậu, các cửa lạch bị bồi lắng gây khó khăn cho tàu cá ra vào cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão. Cơ sở hạ tầng cảng cá khu neo đậu tránh trú bão chưa đáp ứng nhu cầu phát triển tàu cá có công suất lớn, số lượng tàu cá khai thác hải sản vùng khơi ngày càng tăng. Vì vậy, cơ sở hạ tầng các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ thường xuyên cho tàu cá ra vào bốc dỡ sản phẩm. Trong khi đó, nguồn kinh phí trong việc duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc nâng cấp các công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão còn hạn chế, dẫn đến công trình xuống cấp, luồng lạch bị bồi lắng gây khó khăn cho tàu cá ra vào.

Trước thực trạng trên, để tăng cường công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đạt hiệu quả, đáp ứng các quy định của Luật Thủy sản, tỉnh cần tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên bố trí vốn để đầu tư hoàn thiện các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025, nhất là đối với các cảng cá đáp ứng tiêu chí cảng cá loại I và yêu cầu về hiện đại hóa trong công tác quản lý tàu cá. Cùng với đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển cần thực hiện hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh. Xử lý dứt điểm tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất đai để làm cầu tàu, cầu dầu, tập kết đất đá... và xây dựng các công trình trái phép trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Ban quản lý các cảng cá cần tổ chức sắp xếp tàu thuyền neo đậu, ra vào bốc dỡ hàng hóa bảo đảm an toàn và tiếp cận các dịch vụ hậu cần nghề cá; chấp hành đầy đủ công tác kiểm tra tàu cá trước khi xuất bến và cập bến; công tác phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc chế độ duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình ở các cảng cá, khu tránh trú bão cho tàu thuyền bảo đảm vận hành, hoạt động thông suốt. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội quy, quy chế quản lý tàu cá và khu neo đậu tránh trú bão cho các chủ tàu thuyền, các quy định của pháp luật liên quan về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh trật tự cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong cảng cá chấp hành nghiêm túc. Đồng thời, xử lý hoặc phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]