(Baothanhhoa.vn) - Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích hơn 10.292 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 8.300 ha rừng tự nhiên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh

Mô hình keo lai mô của BQL rừng phòng hộ Lang Chánh (tại xã Trí Nang).

Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích hơn 10.292 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 8.300 ha rừng tự nhiên.

Hầu hết diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, triền núi đá cao, đường giao thông xuống cấp,... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR) và tổ chức chữa cháy rừng.

Để chủ động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) bền vững, BQL rừng phòng hộ Lang Chánh đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Chủ động xây dựng quy chế phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng trong thực hiện Chỉ thị số 13–CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR. Nhằm giảm dần và chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, ban đã giao khoán BVR cho 18 cộng đồng thôn, bản sống xen kẽ với rừng và 292 hộ gia đình. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho các hộ trồng mới rừng sản xuất theo hướng thâm canh, bảo vệ an toàn diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc và khai thác rừng trồng đã cho sản phẩm theo quy định. Nhờ tích cực tham gia trồng và BVR người dân trong vùng có thêm việc làm tại chỗ, thu nhập từ tiền công và sản phẩm của rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống.

Đơn vị đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các phương án quản lý, BVR, phương án quản lý đất lâm nghiệp... Hàng tháng, ban phối hợp với các cộng đồng thôn, bản nhận khoán BVR xây dựng kế hoạch tuần tra, tuyến tuần tra, thực hiện giám sát theo quy trình của 10 nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Tổ chức Quản lý rừng bền vững quốc tế (GFA). Áp dụng công nghệ trong tuần tra rừng nhằm kiểm soát toàn bộ hoạt động tuần tra rừng của 5 trạm BVR trực thuộc; thu thập tư liệu đánh giá an ninh rừng.

Trong các năm vừa qua, mô hình phát triển lâm nghiệp bền vững tại BQL rừng phòng hộ Lang Chánh là một chuỗi giá trị kinh tế lâm nghiệp từ khâu ươm giống đến trồng rừng, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ rừng trồng và trở lại trồng rừng. Quy trình này tạo được sự chủ động trong suốt quá trình sản xuất của BQL rừng phòng hộ Lang Chánh vì không bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như nguồn cây giống, nguồn gỗ đầu vào cho khai thác, chế biến. Trong khi đó, vẫn giữ được rừng tự nhiên, còn rừng sản xuất lại được bảo vệ tốt hơn khi có sự tham gia của các chủ rừng thông qua hình thức giao khoán đất rừng cho người dân địa phương. Ban đã chủ động áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh rừng gỗ lớn, có sử dụng phân bón lót và bón phân cho cây trồng trong thời gian chăm sóc nên hơn 1.500 ha diện tích trồng mới từ năm 2007 đến nay, chủ yếu là keo, luồng, mỡ sinh trưởng, phát triển tốt và đã cho khai thác. Hiện tại, ban có 400 ha rừng trồng gỗ lớn tại các xã: Trí Nang, Quang Hiến, Giao Thiện, Tân Phúc. Ban đã chú trọng tìm giống cây cho năng suất cao, chất lượng gỗ tốt phục vụ chế biến. Các năm trước đây, BQL rừng phòng hộ Lang Chánh là đơn vị tiên phong trong tỉnh trồng keo tai tượng Úc. Theo đánh giá của ban, keo tai tượng Úc có ưu điểm năng suất sinh khối khá cao, đường kính lớn nhưng chất lượng gỗ hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chế biến. Vài năm gần đây, ban đã chuyển từ trồng keo hạt tai tượng Úc sang keo lai mô và hom. Hiện tại đã trồng được 100 ha. Ban đã chuẩn bị các điều kiện để trồng mới 200 ha keo lai mô và hom trong năm 2019. Đồng thời, ban đã nghiên cứu đưa cây tếch vào trồng mới rừng. Năm 2019, ban triển khai kế hoạch trồng mới 50 ha tếch nhằm đánh giá thực tế tính thích ứng của cây tếch trên địa bàn để nhân ra diện rộng. Đây là hướng mới trong phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn, bởi gỗ tếch có giá trị cao.

Để bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ diện tích rừng giao khoán cho các hộ dân và bà con địa phương, BQL rừng phòng hộ Lang Chánh đã đầu tư lắp đặt dây chuyền chế biến gỗ với công suất 50 nghìn m3 gỗ nguyên liệu/năm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Nguyên liệu đầu vào là sản phẩm từ rừng trồng được khai thác theo kế hoạch sản xuất hàng năm của đơn vị.

Rừng khai thác phục vụ chế biến đến đâu được tiến hành trồng lại tới đó đã tạo ra chu trình sản xuất bền vững tại đơn vị.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình BV&PTR bền vững tại đơn vị, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Lang Chánh, cho biết: Mô hình trên là phù hợp với hoạt động sản xuất lâm nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, BVR mà đơn vị được giao. Theo kế hoạch, tháng 6-2019, Tổ chức Quản lý rừng bền vững quốc tế (GFA) sẽ kiểm tra, đánh giá lần 2 để quyết định cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho ban. Sau khi được cấp chứng chỉ giá trị gỗ sẽ được nâng lên, có đủ điều kiện xuất khẩu.

Thùy Dương


Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]