(Baothanhhoa.vn) - Những tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn, chăm sóc, phát triển đàn vật nuôi  phục vụ nhu cầu thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, để không thiếu hụt nguồn cung, ngành nông nghiệp đã và đang chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm hoạt động sản xuất ổn định, bền vững.

Bảo đảm nguồn cung sản phẩm chăn nuôi phục vụ tiêu dùng những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn, chăm sóc, phát triển đàn vật nuôi phục vụ nhu cầu thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, để không thiếu hụt nguồn cung, ngành nông nghiệp đã và đang chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm hoạt động sản xuất ổn định, bền vững.

Bảo đảm nguồn cung sản phẩm chăn nuôi phục vụ tiêu dùng những tháng cuối nămTrang trại chăn nuôi gia cầm tại xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc).

Thời gian qua, ngành chăn nuôi chịu ảnh hưởng nặng nề khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: Giá thức ăn và các chi phí tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ chậm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tác động bất lợi của thời tiết... Tuy nhiên, cùng với sự quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển ổn định; sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn tỉnh. Không chỉ duy trì mức tăng trưởng, các mô hình chăn nuôi theo hướng hiện đại, khép kín, an toàn sinh học, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, giúp người dân nâng cao giá trị sản phẩm. Nhất là hiện nay, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tái đàn, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để chuẩn bị nguồn cung thực phẩm vào dịp cuối năm. Chị Lê Thị Hạnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), cho biết: Để phục vụ nguồn cung thịt gà vào các tháng cuối năm, gia đình đã thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; định kỳ tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và tránh để vật nuôi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, tiến hành tiêm vắc-xin định kỳ, bảo đảm chế độ về thức ăn sạch, nước sạch... Tuy là một năm gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, tiêu thụ chậm, nhưng hiện nay, hầu hết số lượng gà trong trang trại của gia đình tôi đã được thương lái đặt mua để chuẩn bị phục vụ nhu cầu của người dân dịp cuối năm.

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, dự kiến, cuối năm 2021 đàn vật nuôi cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Theo đó, đàn trâu đạt 195.000 con, đàn bò 265.000 con, đàn lợn ước đạt 1,2 triệu con, đàn gia cầm ước đạt 23 triệu con... Với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi toàn tỉnh trung bình là 10.445 tấn/tháng, khả năng cung ứng là 24.417 tấn/tháng; trong đó, nội tỉnh đáp ứng được 20.417 tấn/tháng thì với số lượng vật nuôi trên, về cơ bản sẽ bảo đảm nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong tỉnh và xuất bán ra thị trường các tỉnh khác vào dịp cuối năm. Theo nhận định chung, so với mọi năm, năm nay, người chăn nuôi khá dè dặt trong tái đàn, tăng đàn. Bởi, hiện giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, giá gia súc, gia cầm thấp; ngoài ra, do tác động của dịch COVID-19 nên dự báo sức tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán sẽ hạn chế hơn các năm trước.

Để bảo đảm nguồn cung sản phẩm chăn nuôi những tháng cuối năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đến người chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Khuyến cáo người chăn nuôi tính toán kỹ việc duy trì đàn lợn với số lượng hợp lý; tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, lứa tuổi của lợn và đẩy mạnh việc tự phối trộn thức ăn dựa trên các nguyên liệu sẵn có để hạ giá thành sản xuất. Tập trung liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại. Tăng cường áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng VietGAHP, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý việc tăng đàn, tái đàn; chỉ thực hiện việc tăng đàn, tái đàn tại các cơ sở, hộ chăn nuôi bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để gia tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và xuất bán ra tỉnh ngoài. Con giống có vai trò quan trọng trong việc tái đàn, cũng như quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, cần áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất con giống, như: Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo nhằm cải tạo nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò, tạo ra các con lai có giá trị; lựa chọn tinh lợn đực giống có năng suất, chất lượng cao để phối giống cho đàn lợn nái, tạo đàn lợn nuôi thịt đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Hỗ trợ kết nối người chăn nuôi với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đầu ra ổn định cho các sản phẩm chăn nuôi...

Bài và ảnh: Kim Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]