(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 610 hồ chứa; trong đó, có 1 hồ quan trọng đặc biệt là hồ Cửa Đạt, 29 hồ chứa lớn, 84 hồ chứa vừa và 496 hồ chứa nhỏ, với tổng dung tích chứa khoảng 2,156 tỷ m3 và làm nhiệm vụ cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và phòng, chống lũ.

Bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ đập

Toàn tỉnh hiện có 610 hồ chứa; trong đó, có 1 hồ quan trọng đặc biệt là hồ Cửa Đạt, 29 hồ chứa lớn, 84 hồ chứa vừa và 496 hồ chứa nhỏ, với tổng dung tích chứa khoảng 2,156 tỷ m3 và làm nhiệm vụ cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và phòng, chống lũ.

Bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ đập

Hồ Bai Ổi, xã Thành Công (Thạch Thành) cần được cải tạo, nâng cấp đập đất...

Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi, hầu hết các hồ chứa đều xây dựng từ lâu, bằng thủ công hoặc theo tiêu chuẩn cũ, không phù hợp và đáp ứng quy định hiện hành. Nhiều hồ có kết cấu bằng đất, chịu tác động của nhiều trận mưa, lũ nên dẫn đến đập dâng, tràn xả lũ, cống lấy nước bị xuống cấp, lòng hồ bị bồi lắng, không bảo đảm an toàn, nhất là trong mùa mưa bão.

Theo rà soát của Chi cục Thủy lợi và UBND các huyện, thị xã, thành phố, trong mùa mưa bão 2022, trên địa bàn tỉnh có 120 công trình hồ chứa bị hư hỏng, cần duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa khắc phục. Trong đó, có 98 hồ chứa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn, gồm 5 hồ chứa nước lớn, 8 hồ chứa nước vừa và 85 hồ chứa nước nhỏ. Các hạng mục hư hỏng, xuống cấp chủ yếu là phần mái và đập. Đơn cử, như hồ Đông Sơn (thị xã Nghi Sơn), thân đập xói lở, mặt cắt thân đập nhỏ, lòng hồ bồi lắng cần nạo vết lòng hồ, nâng cấp thân đập; hồ Rộc Cúc, xã Ngọc Trạo (Thạch Thành) đập đất thấp, mặt cắt đập nhỏ, bị xói lở mái thượng lưu, thấm mái hạ lưu cần được mở rộng mặt cắt đập, xử lý thấm hạ lưu đập, sửa chữa cống lấy nước qua đập và tràn xả lũ; hồ Cây Sy, xã Xuân Du (Như Thanh) bị sói lở thân đập phía hạ lưu, tràn đất mặt cắt tràn bé làm giảm khả năng thoát lũ, tràn xả đất bị xói lở cần được cải tạo, nâng cấp thân đập, tràn xả lũ...

Để bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ đập, hiện tại Chi cục Thủy lợi đã và đang phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định; đồng thời, phân cấp quản lý, khai thác cho phù hợp với quy định và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân và tuyệt đối không giao cho tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thi công sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa bảo đảm tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn. UBND các huyện, thị xã, thành phố có đập, hồ chứa và các công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi đánh giá hiện trạng công trình, tổ chức trực ban tại công trình 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các ẩn họa, hư hỏng, sự cố ngay từ giờ đầu, giảm thiểu thiệt hại do sự cố gây ra. Đối với hồ chứa có cửa van tràn xả lũ phải thường xuyên kiểm tra, vận hành thử cửa van và các thiết bị cơ khí bằng điện lưới và máy phát điện dự phòng.

Riêng đối với 98 hồ chứa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn, Chi cục Thủy lợi đề nghị các đơn vị, địa phương đang quản lý, vận hành cần chủ động gia cố, sửa chữa các hư hỏng, hạn chế tối đa xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du. Tập kết đầy đủ nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” trong phương án ứng phó thiên tai, ứng phó tình huống khẩn cấp được phê duyệt để sẵn sáng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Đối với các công trình đã được bố trí nguồn vốn đầu tư nhưng chưa triển khai thi công, cần khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư để sớm triển khai thi công, sửa chữa, bảo đảm an toàn công trình.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]