(Baothanhhoa.vn) - Sáng 1-9, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý việc tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh, chuyển mục đích và cho thuê mượn đất sai quy định tại các ban quản lý rừng phòng hộ, công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý trước ngày 9-9

Sáng 1-9, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý việc tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh, chuyển mục đích và cho thuê mượn đất sai quy định tại các ban quản lý rừng phòng hộ, công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý trước ngày 9-9

Các đại biểu dự hội nghị.

Cùng tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành và các huyện liên quan, các công ty, đơn vị đang sử dụng và quản lý diện tích đất trong diện cần giải quyết.

Bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý trước ngày 9-9

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình sử dụng đất và việc xử lý tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh, chuyển mục đích sử dụng đất của các ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty nông lâm nghiệp hiện nay.

Tại hội nghị, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo tình hình sử dụng đất và việc xử lý tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh, chuyển mục đích sử dụng đất của các ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty nông lâm nghiệp hiện nay. Theo đó, hiện trên địa bàn tỉnh có 8 ban quản lý rừng phòng hộ, 1 Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, 7 công ty TNHH, 2 công ty lâm nghiệp với tổng diện tích đất đang quản lý, sử dụng là 108.695,5 ha. Đến nay, các đơn vị sử dụng đất cùng các ngành liên quan và các địa phương đã thực hiện cắm mốc, ranh giới đo đạc địa chính cho 6 đơn vị: Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa, Công ty TNHH Hai thành viên FLC Lam Sơn, Công ty TNHH Hai thành viên ứng dụng công nghệ cao và Thực phẩm sữa Yên Mỹ, Công ty TNHH Hai thành viên Hồ Gươm - Sông Âm, Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung và Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc. Trước đó, Công ty TNHH MTV bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa tự bỏ kinh phí để đo đạc từ năm 2013...

Bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý trước ngày 9-9

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị.

Qua rà soát mới nhất từ Sở Tài nguyên Môi trường cùng các đơn vị liên quan, hiện các ban quản lý rừng phòng hộ đang có gần 1.715 ha đất chồng lấn, gần 94 ha đất bị xâm canh, hơn 2.000 ha đất không có nhu cầu sử dụng… với tổng diện tích 3.815,22 ha. Đây là diện tích cần được bàn giao về cho các địa phương quản lý theo nội dung các hội nghị liên quan trước đây và chỉ đạo của UBND tỉnh. Nhiều diện tích đất tương tự cũng diễn ra ở các công ty TNHH, công ty lâm nghiệp từ nhiều năm nay.

Bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý trước ngày 9-9

Đại diện Cục thuế tỉnh phân tích các phương án liên quan đến ngành phụ trách.

Trên thực tế, từ nhiều năm qua, các nông lâm trường, công ty TNHH, ban quản lý rừng phòng hộ… trên địa bàn tỉnh được giao sử dụng diện tích đất đai rất lớn, tuy nhiên nhiều đơn vị quản lý không hiệu quả, chuyển nhượng sai quy định, để tình trạng xâm canh, lấn chiếm.

Hiện nay, hàng chục nghìn hộ gia đình ở các huyện: Thạch Thành, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân, Bá Thước, Mường Lát, Thường Xuân… sinh sống và sản xuất trên đất có từ nhiều năm, nhưng lại do các đơn vị nói trên quản lý. Chuyển đổi những diện tích trên về cho các huyện quản lý là nhu cầu bức thiết đối với các địa phương.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan và các huyện rà soát, có hướng giải quyết triệt để và giao đất về cho các địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tại hội nghị, các đại biểu cũng phân tích, dẫn các căn cứ pháp luật và đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ các vấn đề liên quan. Đại diện lãnh đạo các đơn vị sử dụng đất cũng thống nhất phương án bàn giao lại cho các địa phương quản lý những diện tích chồng lấn, xâm canh, không sử dụng…

Bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý trước ngày 9-9

Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Lang Chánh đồng thuận giao diện tích đất về cho huyện Lang Chánh quản lý.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phê bình Sở Tài nguyên và Môi trường vì thực hiện quá chậm những chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc rà soát, giải quyết các vướng mắc và nhiệm vụ liên quan được giao.

Những ngày tới, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành các thủ tục cho việc bàn giao toàn bộ diện tích đất chồng lấn giữa các huyện với các ban quản lý rừng phòng hộ về các huyện quản lý trước ngày 9-9. Riêng với diện tích đất chồng lấn giữa Công ty TNHH Một thành viên Cao su Thanh Hóa với các huyện, Sở cùng các đơn vị liên quan phải có quyết định bàn giao về cho các huyện quản lý trước ngày 29-9. Với diện tích chồng lấn tại Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Công ty lâm nghiệp Lang Chánh, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng lại phương án bàn giao cho các huyện quản lý trước ngày 30-11.

Bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý trước ngày 9-9

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Sở Tài chính bố trí kinh phí trích đo, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh xác định tài sản công còn lại trên đất bàn giao, tham mưu phương án triển khai thu tiền thuế đất sau khi được bàn giao, từ tháng 1-2022, bởi lâu nay người dân ở trên đất nông, lâm trường, các công ty TNHH không phải đóng thuế đất. Từ nay đến ngày 25-9, Thanh tra tỉnh phải tiến hành thanh tra toàn diện những vi phạm đất đai tại các nông, lâm trường cũ, công ty TNHH ở huyện Thạch Thành, chỉ cụ thể những sai phạm của huyện, công ty, người dân trong giao đất.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ban quản lý rừng phòng hộ phối hợp với các huyện để bàn giao đất; làm việc lại với Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa về diện tích cao su kém hiệu quả để có phương án báo cáo UBND tỉnh.

Với các huyện, sau khi được bàn giao đất, phải xây dựng phương án sử dụng đất để báo cáo tỉnh, bởi theo hồ sơ lâu nay đa phần là đất lâm nghiệp nhưng trên thực tế lại là đất ở, đất sản xuất của các hộ dân.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]