(Baothanhhoa.vn) - Sáng 15 - 10, UBND tỉnh phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Luật (thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), tổ chức hội nghị bàn về phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bàn các giải pháp phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Sáng 15 - 10, UBND tỉnh phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Luật (thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), tổ chức hội nghị bàn về phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, đồng chủ trì hội nghị. Tham dự có các giảng viên, chuyên gia kinh tế của Trường Đại học Kinh tế - Luật, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại hội nghị, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư đã khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 2001 đến nay, trong đó nhấn mạnh nhiều nội dung, như: những tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh; tình hình tăng trưởng và tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội; những ưu tiên và các chính sách hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực; tác động của tăng trưởng kinh tế lên các vấn đề xã hội và môi trường; tình hình phát triển các ngành và các vùng kinh tế động lực của tỉnh…

PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật chia sẻ ý kiến tại hội nghị.

Các giảng viên, chuyên gia kinh tế đến từ Trường Đại học Kinh tế - Luật đều đánh giá cao tiềm năng cũng như sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của Thanh Hóa trong những năm gần đây. Là tỉnh có diện tích lớn, có cả 3 vùng địa lý: miền núi, trung du, đồng bằng, có rừng, có biển… chính là lợi thế lớn của Thanh Hóa. Khu Kinh tế Nghi Sơn, Khu du lịch biển Sầm Sơn… đã nổi tiếng cả nước, đang khẳng định được vi trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như thiếu nhiều chỉ tiêu để trở thành tỉnh công nghiệp; việc phát triển bền vững, việc rút ngắn khoảng cách lớn giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị còn nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với nhiều tỉnh…

Các đại biểu cho rằng, thời gian tới, Thanh Hóa phải duy trì chiến lược phát triển hợp lý; lựa chọn những lĩnh vực có tiềm năng như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, công nghiệp… để ưu tiên phát triển; gắn đầu tư với phát triển hạ tầng; tìm được hướng đi khác biệt với các địa phương trong cả nước… Quá trình phát triển, tỉnh cũng nên quan tâm đến vấn đề môi trường; chú trọng đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho phát triển, tạo sự đột phá.

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền cảm ơn sự quan tâm của đoàn công tác của Trường Đại học Kinh tế - Luật. Những chia sẻ và đóng góp của các thành viên nhà trường có ích cho tỉnh trong quá trình phát triển. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã ghi nhận những ý kiến đóng góp, đồng thời trả lời các nội dung liên quan đến các vấn đề mà các giảng viên, chuyên gia kinh tế, xã hội của nhà trường quan tâm, đặt câu hỏi với tỉnh. Theo đồng chí, Thanh Hóa đã cơ bản nhận ra những tồ tại cũng như tiềm năng, lợi thế; tỉnh đã thuê tư vấn từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản đến để nghiên cứu và xây dựng quy hoạch dài hơi cho phát triển toàn diện của tỉnh. TP Thanh Hóa – thủ phủ của tỉnh đã và đang thực hiện phát triển thành phố thông minh; tỉnh cũng đã có đề án cho xây dựng tỉnh thông minh, phát triển bền vững.


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]