(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp (VTNN). Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng VTNN.

Tăng cường công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

Thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp (VTNN). Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng VTNN.

Tăng cường công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệpKhách hàng mua giống cây trồng tại cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Hoa Nhi, xã Nga Điền (Nga Sơn).

Những ngày này, cửa hàng VTNN Hoa Nhi của gia đình bà Mai Thị Hoa, xã Nga Điền (Nga Sơn) luôn đông khách đến mua giống rau, phân bón, thuốc trừ cỏ. Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Hoa chia sẻ: “Tôi kinh doanh các loại hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa, giống ngô... đã được gần 20 năm”. Ban đầu, khi mới kinh doanh, bà cũng mắc một số lỗi như: bảo quản vật tư chưa đúng cách, để chung các loại vật tư... Được cán bộ chuyên môn kiểm tra, nhắc nhở, bà Hoa đã được cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật của Nhà nước và chấp hành nghiêm túc. Hiện nay, cửa hàng của bà đã niêm yết giá công khai các mặt hàng bày bán để người dân nắm được. Ngoài ra, bà còn tư vấn cho khách hàng cách sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 2.000 cửa hàng sản xuất, kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi... Các mặt hàng VTNN khá đa dạng, dồi dào là điều kiện thuận lợi cho nông dân lựa chọn, đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, việc chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh VTNN trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: nhiều cơ sở kinh doanh vẫn mang tính thời vụ, nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định nên rất khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát. Nhiều cửa hàng chưa cung cấp đủ thông tin sản phẩm cho khách hàng, không có hóa đơn mua bán hàng hóa; hàng hóa chưa có bảng niêm yết giá hoặc chưa cập nhật thường xuyên giá niêm yết; hàng hóa sắp xếp chưa hợp lý, thuốc bảo vệ thực vật vẫn xếp lẫn với thức ăn gia súc, gia cầm; còn thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm như bao gói trong túi nilon để bán lẻ làm giảm chất lượng phân bón... Những bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng, sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận nông dân còn hạn chế, dẫn đến việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y chưa đúng liều lượng theo hướng dẫn, khuyến cáo, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát vật tư nông nghiệp ở tất cả các khâu, từ sản xuất, kinh doanh buôn bán đến sử dụng, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho nông dân. Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra định kỳ các đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 2 lần/năm. Ngoài ra, vào đầu vụ sản xuất hoặc khi có phản ánh của người dân, các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát từng bước được đổi mới, tăng cường kiểm tra theo chuyên ngành, đột xuất, kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh các sai phạm, xử lý triệt để các vi phạm và loại bỏ những VTNN không có trong danh mục lưu hành, kém chất lượng, gây tác hại đến sức khỏe con người. Cùng đó, đơn vị đẩy mạnh các hoạt động khảo nghiệm, hội thảo, trình diễn, tuyên truyền, phổ biến cho nông dân biết cách phân biệt, nhận biết vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thật giả và sử dụng đúng liều lượng để sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn quản lý Nhà nước cho cán bộ huyện, xã về công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN. Giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, các hình thức quảng cáo, tổ chức các buổi hội thảo liên quan đến VTNN trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo người dân nên mua VTNN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tại các cơ sở kinh doanh cố định, uy tín, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]