(Baothanhhoa.vn) - Huyện miền núi Cẩm Thủy có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã có sản phẩm miến dong Đồi Ao (xã Cẩm Bình), miến dong Thuận Tâm (xã Cẩm Liên) đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Phát triển các sản phẩm OCOP ở huyện Cẩm Thủy

Huyện miền núi Cẩm Thủy có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã có sản phẩm miến dong Đồi Ao (xã Cẩm Bình), miến dong Thuận Tâm (xã Cẩm Liên) đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Phát triển các sản phẩm OCOP ở huyện Cẩm ThủySản phẩm miến dong của HTX dịch vụ và sản xuất miến dong Đồi Ao được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Năm 2020, được sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh, Hội Phụ nữ xã Cẩm Bình đã thành lập HTX dịch vụ và sản xuất miến dong Đồi Ao, với 15 thành viên tham gia, đồng thời đăng ký xây dựng sản phẩm miến dong thành sản phẩm OCOP. Trong quá trình thực hiện, HTX được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ hệ thống máy rửa, máy nghiền bột, lọc bột, máy cán sợi, với tổng giá trị 180 triệu đồng. Ngoài ra, HTX còn được UBND huyện hỗ trợ 100 triệu đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường; hỗ trợ giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dong riềng trên diện tích 10 ha. Từ thuận lợi trên, HTX đã tập trung phát triển, hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, tem nhãn, chú trọng quảng bá sản phẩm và bảo vệ môi trường. Với nhiều nỗ lực, cuối năm 2021, sản phẩm miến dong Đồi Ao của HTX đã được công nhận là sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Từ đó, miến dong Đồi Ao của HTX có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2021, HTX đã xuất bán được gần 7 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 600 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động, với mức thu nhập 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy, sau 3 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay huyện đã có 2 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Có được kết quả trên, huyện đã tập trung tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa của chương trình đến đông đảo người dân; tạo điều kiện để doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và hộ gia đình mở rộng sản xuất, tăng cường liên kết để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại địa phương để có nhiều sản phẩm tham gia OCOP; kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh; có chính sách thưởng đối với mỗi sản phẩm đạt OCOP 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Cẩm Thủy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Vai trò, trách nhiệm của một số địa phương trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện sản phẩm đạt OCOP chưa đạt yêu cầu; các chủ thể tham gia chương trình chưa thực sự năng động, chủ động trong việc mang sản phẩm đi chứng nhận các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thương hiệu, vạch mã, tem truy xuất nguồn gốc, thiết kế bao bì sản phẩm; tìm kiếm thị trường tiêu thụ... Trên cơ sở nhận diện rõ những rào cản, đề ra các giải pháp để tháo gỡ, năm 2022 huyện Cẩm Thủy phấn đấu có thêm 3 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Bài và ảnh: Vũ Khắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]