Bán hàng online là một kênh kinh doanh tiềm năng, nhưng người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ mà còn giúp cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.

Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?

Bán hàng online là một kênh kinh doanh tiềm năng, nhưng người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ mà còn giúp cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.

Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?

Nghĩa vụ thuế đối với người bán hàng online cũng được cơ quan quản lý siết chặt. (Hình minh họa)

Trong những năm gần đây, bán hàng tự do trên mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram...) trở thành một xu hướng phổ biến, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều cá nhân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này, nghĩa vụ thuế đối với người bán hàng online cũng được cơ quan quản lý siết chặt. Vậy người bán hàng tự do trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào? Nếu không tuân thủ sẽ phải chịu chế tài gì?

Theo Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh: “Nếu cá nhân bán hàng online theo hình thức tự phát, không có cửa hàng thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên vẫn phải đăng ký mã số thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT. Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh bán hàng online có cửa hàng, hoạt động bán hàng thường xuyên và liên tục thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp”.

Luật sư cho biết thêm: “Việc chịu thuế, căn cứ vào số tiền doanh thu do hoạt động này đem lại, đã trừ chi phí đầu vào, mà có lợi nhuận bằng hoặc dưới 100 triệu đồng/năm, thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay giá trị gia tăng. Trên 100 triệu, thì người bán hàng online phải có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Qua đến ngày 01/01/2026, hạn mức sẽ nâng lên là 200 triệu đồng; ngoài ra cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh, còn phải chịu thuế môn bài. Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5% quy định tại Phụ lục I Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC”.

Đối với việc, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, thì nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ có trách nhiệm khai và nộp thuế thay cho người bán (cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh). Trường hợp hộ/cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc diện khấu trừ thuế, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ ký thuế, khai thuế và nộp thuế trực tiếp.

Cùng quan điểm trên, Luật sư Phạm Thị Việt Hà, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “ Khi kinh doanh bán hàng online, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân đều phải nộp thuế đúng theo quy định pháp luật. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp chậm nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tiền tùy vào thời gian chậm nộp và có cả xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Thời gian chậm nộpMức phạt
Từ 1 - 5 ngàyPhạt cảnh cáo
Từ 1 - 30 ngày2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng
Từ 31 - 60 ngày5.000.000 đồng - 8.000.000 đồng
Từ 61 - 90 ngày8.000.000 đồng - 15.000.000 đồng
Trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn hồ sơ15.000.000 đồng - 25.000.000 đồng

Các chuyên gia cũng lưu ý: Đối với cá nhân kinh doanh bán hàng online chậm nộp thuế thì mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt nêu trên, và xử phạt theo quy định tại Điều 138 Luật Quản Lý Thuế, tùy theo số lần, hành vi, tái phạm..., thì còn có thể bị xử lý theo Điều 200 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2025; với mức hình phạt nhẹ nhất là phạt tiền từ 100 triệu và khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung về cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt tiền. Ở Điều 200 này, có quy định xử lý hình sự cả về pháp nhân thương mại khi phạm tội.

Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?

Bán hàng live stream trên mạng là loại hình thu hút khách trong vài năm trở lại đây. (Hình minh họa)

Việc kinh doanh trên mạng xã hội không nằm ngoài phạm vi quản lý thuế. Với các chính sách mới như sử dụng số định danh cá nhân, tăng cường giám sát giao dịch ngân hàng, và phân công trách nhiệm cho sàn thương mại điện tử, người bán cần minh bạch hóa doanh thu để đảm bảo tuân thủ luật pháp.

Như lời khuyên từ các chuyên gia: “Đóng thuế không chỉ là nghĩa vụ, mà còn tạo uy tín để phát triển bền vững”. Trong khi đó, Cơ quan thuế hiện đang xây dựng cơ chế đồng bộ dữ liệu với ngân hàng và nền tảng mạng xã hội. Người bán nên chủ động tuân thủ để tránh rủi ro pháp lý.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]