(Baothanhhoa.vn) - Tham nhũng được xem là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Còn đối với Việt Nam, tham nhũng vẫn được nhận diện là “một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII của Đảng). Chính vì lẽ đó, dù đã đạt được nhiều thành quả hết sức quan trọng, song không được phép chủ quan, thỏa mãn; mà ngược lại, phải tiếp tục kiên trì đấu tranh và xem đây như một cuộc chiến không khoan nhượng!

Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Bài cuối): Cuộc chiến không khoan nhượng!

Tham nhũng được xem là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Còn đối với Việt Nam, tham nhũng vẫn được nhận diện là “một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII của Đảng). Chính vì lẽ đó, dù đã đạt được nhiều thành quả hết sức quan trọng, song không được phép chủ quan, thỏa mãn; mà ngược lại, phải tiếp tục kiên trì đấu tranh và xem đây như một cuộc chiến không khoan nhượng!

Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Bài cuối): Cuộc chiến không khoan nhượng!Đoàn giám sát số 1 của Thường trực HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của HĐND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh tại các địa phương. Ảnh: Quốc Hương

“Bịt cửa” tham nhũng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác chống tham ô, lãng phí. Người coi vấn đề này là “tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Bởi, bản chất của tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận tham lam, là trộm cướp. Điều này cho thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào - khi đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn trước đây, hay khi đang xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh hiện nay - thì tham nhũng vẫn là “bóng ma” treo lơ lửng và đe dọa đến cơ đồ, cùng sự phát triển bền vững của quốc gia - dân tộc.

Dư luận cả nước những ngày đầu năm 2024 rúng động với “đại án” Vạn Thịnh Phát, liên quan đến các nhóm tội tham ô tài sản, đưa và nhận hối lộ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng... Đại án gắn liền với “tên tuổi” bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với hành vi tham ô tài sản số tiền đặc biệt lớn và bà Đỗ Thị Nhàn - cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước, với số tiền nhận hối lộ khủng lên đến 5,2 triệu USD. Phiên tòa xét xử 86 bị cáo có liên quan kéo dài hơn 1 tháng, với những bản án thích đáng dành cho tội danh của từng đối tượng. Trong đó, tử hình là khung hình phạt cao nhất dành cho bị cáo Trương Mỹ Lan và chung thân dành cho tội danh của bị cáo Đỗ Thị Nhàn. Đại án khép lại nhưng một lần nữa cho thấy, tham nhũng vẫn đang là khối “u nhọt” bám trên “cơ thể” nền kinh tế và sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức, đã và đang ảnh hưởng đến sự trong sạch của tổ chức đảng, sự liêm chính của cơ quan công quyền.

Thực trạng trên tiếp tục đặt ra yêu cầu mới đối với Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), nhằm đưa cuộc chiến không khoan nhượng này lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng đất nước Việt Nam XHCN hùng cường. Muốn vậy, trước hết phải “bịt cửa” tham nhũng bằng “lưới thể chế” trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn” và “không cần” tham nhũng.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của Đảng đã ban hành hơn 200 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng. Quốc hội ban hành hơn 250 luật, pháp lệnh, nghị quyết. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 2.600 nghị định, quyết định, chỉ thị. Cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương ban hành hơn 45.000 văn bản. Các bộ, ngành, địa phương ban hành gần 88.000 văn bản... nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Đây được xem là những chủ trương, giải pháp, quy định mới, mạnh mẽ, quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện thể chế về kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng. Trong đó, nhiều quy định, nghị quyết được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, khắc phục một bước những sơ hở, bất cập làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Với những con số trên cũng cho thấy chủ trương, quy định của Đảng, các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng là tương đối đầy đủ. Điều cần nhất lúc này là sự tự giác, thống nhất cao về ý chí, hành động, là tổ chức thực hiện của tất cả các cấp, ngành, từ trung ương đến địa phương.

Song song với đó, Đảng ta cũng đặt trọng tâm vào công tác cán bộ, với nhiều đổi mới, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc, đúng quy trình, bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. Nhiều quy định được ban hành đồng bộ, khả thi, đã thực sự tạo ra “lá chắn thép” để “bịt cửa chạy” - chạy chức, chạy quyền và tình trạng cục bộ, địa phương, lợi ích nhóm. Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã và đang tập trung cho công tác cải cách hành chính; thực hiện việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh... góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Công tác tiếp nhận, xử lý, giải đáp, phản hồi những phản ánh, kiến nghị của người dân và đối thoại với các tầng lớp Nhân dân được quan tâm. Công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, chuyển đổi vị trí công tác, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, thanh toán không dùng tiền mặt; sửa đổi, ban hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn; cải cách chính sách tiền lương, thu nhập... được tăng cường.

Đặc biệt, chú trọng vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng. Trong đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đóng vai trò là “tổng chỉ huy”, là “nhạc trưởng” của công tác phòng, chống tham nhũng. Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy được tái lập đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nâng cao hiệu quả tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, ban chỉ đạo các cấp đã lựa chọn những khâu yếu, việc khó để tập trung chỉ đạo khắc phục, như công tác giám định, định giá tài sản; công tác thu hồi tài sản tham nhũng; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng; việc khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “tham nhũng vặt”...

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn một nguyên tắc, đó là “theo đúng đường lối Nhân dân” và “lấy dân là gốc”. Công cuộc chống tham nhũng đang nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Bởi cuộc chiến đấu với “giặc nội xâm” này là hợp với lòng dân, phù với mong muốn và nguyện vọng của Nhân dân là làm sao cho nước nhà thực sự vững mạnh, để Nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lấy nguyện vọng của Nhân dân làm thước đo, lấy sự hài lòng của Nhân dân làm tiêu chí đánh giá, đồng thời biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thì cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực sẽ đạt được thành công.

Giáo dục liêm chính

Từ định hướng chung và những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ, cùng những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm kể trên, là căn cứ để các địa phương, trong đó có Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh PCTNTC. Trong đó, trọng tâm là chú trọng xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; một cơ chế răn đe nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; một cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”.

Thực tế công tác đấu tranh PCTNTC tại Thanh Hóa những năm qua cho thấy, bên cạnh những chuyển biến rõ rệt, thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn diễn biến phức tạp, với phương thức ngày càng tinh vi, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp) vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng đến mức bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự...

Trước thực trạng đó và với phương châm ngăn chặn “từ sớm, từ xa”, “cả gốc lẫn ngọn”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định, lấy công tác giáo dục liêm chính cho cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ trọng tâm, là “trụ đỡ” trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trên địa bàn. Từ đó, đề ra các mục tiêu và giải pháp hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa có năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, gương mẫu, tiên phong, tận tụy phục vụ Nhân dân, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, lợi ích của dân tộc.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người có chức vụ, quyền hạn. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định, cơ chế, chính sách để “không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng, tiêu cực”. Trong trường hợp cần thiết, cấp ủy cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp tham dự, chỉ đạo những chi ủy, chi bộ có đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm chuẩn mực về liêm chính và có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, với trọng tâm là thực hiện nghiêm túc Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong công tác cán bộ. Kiên quyết sàng lọc, không để lọt những người có bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh... Đồng thời, tăng cường cải cách hành chính, xây dựng môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh, kỷ luật, kỷ cương. Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi tập thể, cá nhân. Kiên quyết khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết công việc và biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức...

...

Khi Đảng ta đẩy mạnh công cuộc đấu tranh PCTNTC, đã có ý kiến cho rằng nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí,” “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, làm “chậm” sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - “linh hồn” của cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đã nhiều lần khẳng định: Chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh PCTNTC đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại; lấy lại và củng cố niềm tin của Nhân dân. Đồng thời, bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch cố tình xuyên tạc bản chất và ý nghĩa cuộc chiến chống “giặc nội xâm” dưới sự lãnh đạo của Đảng và được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của Nhân dân. Đây cũng là cơ sở, là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất, để cổ vũ công cuộc đấu tranh PCTNTC của Việt Nam đi đến những thắng lợi mới. Từ đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh.

Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]