(Baothanhhoa.vn) - Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số trẻ trai được sinh ra sống trên 100 bé gái được sinh ra sống trong cùng một thời kỳ (năm) của một quốc gia hay một vùng, một địa phương nào đó. Tỷ số này thông thường từ 103-106 bé trai/100 bé gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) xảy ra khi tỷ số này lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103. Tâm lý chuộng con trai hơn con gái, những định kiến giới dẫn đến tình trạng MCBGTKS gia tăng ở Việt Nam, nếu không được khắc phục sẽ để lại những hệ lụy khó lường.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số trẻ trai được sinh ra sống trên 100 bé gái được sinh ra sống trong cùng một thời kỳ (năm) của một quốc gia hay một vùng, một địa phương nào đó. Tỷ số này thông thường từ 103-106 bé trai/100 bé gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) xảy ra khi tỷ số này lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103. Tâm lý chuộng con trai hơn con gái, những định kiến giới dẫn đến tình trạng MCBGTKS gia tăng ở Việt Nam, nếu không được khắc phục sẽ để lại những hệ lụy khó lường.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm giảm thiểu MCBGTKS

MCBGTKS có những tác động tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học của dân số, hôn nhân và gia đình, trật tự trị an xã hội. Ngay cả một số ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động...

Tại Thanh Hóa, hằng năm, căn cứ Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 12-3-2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2021-2025, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án gắn với các hoạt động cụ thể, thiết thực được triển khai từ tỉnh đến các địa phương.

Đề án đang được triển khai tại 559 xã, phường, thị trấn của 27 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Nhiều hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp.... đã được triển khai tại các địa phương nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp ủy đảng, chính quyền địa trong việc thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm tình trạng MCBGTKS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn vận động của đội ngũ làm công tác dân số từ tỉnh đến huyện, đặc biệt là đội ngũ làm công tác dân số tại cơ sở thông qua các hội nghị tập huấn.

Năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ đã xây dựng được 4 phóng sự, 4 chuyên trang trên báo, 620 tin bài, 2.480 lượt phát thanh trên hệ thống thông tin xã, phường; 310 buổi nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS với hơn 15.500 lượt người tham gia; 808 buổi sinh hoạt câu lạc bộ về nội dung MCBGTKS với hơn 40.400 lượt người tham gia.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh nhân bản hàng nghìn tờ rơi, cuốn tài liệu về giới và giới tính khi sinh.

Nhân bản 39.660 tờ rơi và 3.327 cuốn tài liệu truyền thông cấp cho cán bộ thực hiện công tác dân số huyện, xã và người dân tại các đơn vị triển khai đề án với nội dung kiến thức về giới và giới tính khi sinh. Tổ chức 3 lớp tập huấn cho 150 cộng tác viên dân số về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh, MCBGTKS, thực trạng và giải pháp.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

Từ ngày 3 đến 5-8-2023, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới, giới tính khi sinh và bình đẳng giới cho đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ huyện Triệu Sơn.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

Đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ huyện Triệu Sơn tham gia lớp tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới, giới tính khi sinh và bình đẳng giới năm 2023.

Năm 2023, căn cứ Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 12-3-2020 và Quyết định số 1974/QĐ-UBND, ngày 08-6-2023 của UBND tỉnh; Chi cục DS-KHHGĐ triển khai thực hiện các nội dung về MCBGTKS, bình đẳng giới thông qua các hình thức truyền thông; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh để thực hiện tuyên truyền, tư vấn tại cộng đồng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của đề án, kiểm tra việc thực thi pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi.

Tại cơ sở, Trung tâm y tế các huyện hướng dẫn, chỉ đạo các trạm y tế phối hợp với UBND xã thực hiện biên tập tài liệu truyền thông và tuyên truyền trên hệ thống truyền thông của xã về các nội dung như mục đích, ý nghĩa, các nội dung triển khai thực hiện đề án MCBGTKS; các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh; hậu quả của MCBGTKS; nêu gương gia đình thực hiện tốt chính sách dân số.

Đồng thời tổ chức nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS cho đối tượng là nam/nữ chuẩn bị kết hôn, sinh con theo quy định của pháp luật. Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba. Ở mỗi xã thành lập 1 câu lạc bộ cho đối tượng phụ nữ sinh con một bề là bé gái. Câu lạc bộ được thành lập nhằm giới thiệu các quy định về nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi; các biện pháp ngăn chặn phân biệt giới, lựa chọn giới tính; chia sẻ kinh nghiệm nuôi con ngoan, trò giỏi, chăm sóc ông bà người cao tuổi trong gia đình; giao lưu học hỏi những kinh nghiệm hay trong phát triển kinh tế gia đình.

Nỗ lực giảm thiểu MCBGTKS ở mỗi địa phương

Để có được những kết quả quan trọng trong công tác DS-KHHGĐ nói chung, giảm dần tình trạng MCBGTKS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

MCBGTKS ảnh hưởng đến chất lượng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh minh họa: Các em học sinh điểm trường Ché Lầu, Trường Tiểu học Na Mèo (Quan Sơn) trong giờ học.

Tại huyện vùng cao Quan Sơn, năm 2023, Trung tâm Y tế huyện xây dựng kế hoạch thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Trong đó đề ra mục tiêu là tập trung giảm sinh ở những vùng có mức sinh cao. Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chỉ tiêu năm 2023, toàn huyện có 41.898 người; tỷ số giới tính khi sinh 112,5 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 69%...

Huyện Quan Sơn tiếp tục triển khai Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 12-3-2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung nỗ lực, tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Đề án được triển khai tại 6/12 xã bao gồm các xã: Trung Thượng, Trung Hạ, Trung Xuân, Sơn Hà, Trung Tiến và thị trấn Sơn Lư với các hoạt động như: Biên tập, phát thanh, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về thực trạng, hậu quả của MCBGTKS, các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Theo đó, Trung tâm y tế hướng dẫn chỉ đạo Trạm y tế phối hợp với UBND xã thực hiện biên tập tài liệu truyền thông và tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã. Thời gian thực hiện tháng 7, 8, 9.

Tại 6 xã thực hiện đề án đã ưu tiên lựa chọn một bản để tổ chức nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS cho đối tượng là nam/nữ trong độ tuổi kết hôn và đã sinh con theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tại 6 xã đã duy trì sinh hoạt câu lạc bộ không sinh con thứ ba. Mục đích nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ về hậu quả của tình trạng MCBGTKS.

Tại mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ, phụ nữ sinh con một bề là con gái sẽ được cán bộ dân số giới thiệu các quy định về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Thực trạng và tác hại của MCBGTKS, các biện pháp ngăn chặn phân biệt giới, lựa chọn giới tính; chia sẻ kinh nghiệm nuôi con ngoan, trò giỏi, phát triển kinh tế gia đình...

Tại huyện Yên Định, căn cứ hướng dẫn của tỉnh, Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2023. Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của ngành y tế trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn huyện. Từng bước nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng MCBGTKS đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội. Từ đó có những chuyển biến tích cực về hành vi liên quan đến tình trạng MCBGTKS.

Năm 2023, huyện Yên Định triển khai thực hiện Đề án tại 12 xã, gồm: Định Hải, Định Tăng, Định Tiến, Yên Hùng, Yên Lạc, Định Hòa, Định Long, Yên Phú, Yên Thái, Yên Trung, Yên Lâm và thị trấn Quán Lào.Trong đó có 12 xã, thị trấn đều thành lập câu lạc bộ về giới và bất bình đẳng giới nhằm lồng ghép các nội dung về giới và giới tính khi sinh trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện biên tập tài liệu truyền thông và tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS, góp phần nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ còn hạn chế về pháp luật liên quan tới việc lựa chọn giới tính khi sinh và hậu quả do MCBGTKS gây ra. Mỗi địa phương tổ chức 1 cuộc với 50 người tham dự (thời gian thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11-2023).

Sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ ở cơ sở đã đóng vai trò tích cực vào sự thành công của công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Yên Định. Các hoạt động truyền thông vận động và huy động cộng đồng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc và hỗ trợ kịp thời của cấp ủy và chính quyền các cấp. Các hoạt động truyền thông, giáo dục về MCBGTKS không thực hiện rập khuôn mà triển khai phù hợp với tình hình của từng địa phương.

Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: “Năm 2023, ngành DS-KHHGĐ đề ra mục tiêu là tập trung giảm sinh ở những vùng có mức sinh cao. Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ tiêu dân số trung bình của tỉnh là 3.785.200 người. Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên thì ngành DS-KHHGĐ đã đề ra các giải pháp cụ thể, trong đó có tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án, trong đó tiếp tục thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện Đề án góp phần nâng cao chất lượng dân số, khắc phục tình trạng MCBGTKS. Năm 2021, tỷ số giới tính khi sinh là 113,5 bé trai/100 bé gái. Năm 2022, dân số trung bình của tỉnh đạt 3.751.500 người; tỷ số giới tính khi sinh đã giảm còn 113 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sàng lọc trước sinh 62%, tổng số người mới sử dụng các biện pháp tránh thai là 113.505 người. Năm 2023, Thanh Hóa phấn đấu tỷ số giới tính khi sinh giảm còn 112,8 bé trai/100 bé gái”.

“Từ việc triển khai đồng bộ các giải pháp từ tỉnh đến cơ sở cũng như những cách làm riêng ở mỗi địa phương đã và đang góp phần đưa công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả quan trọng. Tốc độ gia tăng dân số từng bước được khống chế; quy mô gia đình 2 con cơ bản được xã hội chấp nhận, chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng, chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh”, Ông Lê Bá Thắng chia sẻ.

Tin liên quan:
  • Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số
    Thanh Hóa nỗ lực kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

    Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), trong đó tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao, góp phần nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số
    Thanh Hóa: Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh góp phần nâng cao ...

    Nếu không kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, việc mất cân bằng giới tính khi sinh để lại những hậu quả, hệ lụy khó lường. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp của ngành Dân số thì rất cần sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể, đẩy mạnh công tác truyền thông từng bước làm thay đổi hành vi về bình đẳng giới, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân.

  • Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số
    Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh: Còn nhiều thách thức

    Tỷ số giới tính khi sinh được tính bằng số trẻ em được sinh ra còn sống là số bé trai/100 bé gái. Chỉ số này được coi là bình thường trong khoảng 103 - 106 trai/100 gái. Duy trì chỉ số ở mức bình thường sẽ bảo đảm sự cân bằng phát triển tự nhiên và xã hội của một quốc gia, địa phương. Tại Thanh Hóa, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đã xảy ra trên diện rộng và đang ở nhóm cao trong cả nước.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]