(Baothanhhoa.vn) - Sáng 20-1, tại xã Định Hoà, UBND huyện Yên Định đã long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Điện Thừa Hoa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Điện Thừa Hoa

Sáng 20-1, tại xã Định Hoà, UBND huyện Yên Định đã long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Điện Thừa Hoa.

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Điện Thừa Hoa

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Điện Thừa Hoa.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Ngô Văn Dụ, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Trung ương; Trịnh Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá; Ngô Thị Thanh Hằng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP Hà Nội; Ngô Đông Hải, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh Thái Bình; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; đại diện các nhà tài trợ là Công ty Cổ phần Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; Ban liên lạc họ Ngô Thanh Hoá và họ Ngô Việt Nam. Về phía huyện Yên Định có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực HĐND, UBND, trưởng các ban, ngành, đoàn thể và lãnh đạo 29 xã/thị trấn trong huyện; Đảng uỷ, HĐND, UBND, trưởng các đoàn thể xã Định Hoà, cùng đông đảo nhân dân và khách thập phương.

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Điện Thừa Hoa

Nghinh môn.

Điện Thừa Hoa là nơi thờ Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Bà sinh năm Canh Tý 1420, là con gái của Dụ vương Ngô Từ - người có công giúp Lê Lợi dựng đế nghiệp và là mẹ vua Lê Thánh Tông – người đã đưa quốc gia Đại Việt phát triển đến độ cực thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điện được vua Lê Thánh Tông cho xây dựng vào năm thứ 9 Quang Thuận 1468, tại động Bàng Hương (tức Đồng Phang - Định Hoà) để làm nơi phụng dưỡng mẫu hậu mỗi khi về thăm quê ngoại. Tháng 2 năm Bính Thìn 1496, sau một lần thăm viếng lăng mộ tại Lam Kinh trở về, Quang Thục hoàng thái hậu lâm bệnh và qua đời tại Điện Thừa Hoa, vào ngày 26 tháng 2 nhuận, thọ 76 tuổi. Từ đó, Điện Thừa Hoa được đổi thành đền Thánh Mẫu, làm nơi thờ phụng bà.

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Điện Thừa Hoa

Nhân dân và du khách đến tham quan, dâng hương tại di tích

Điện Thừa Hoa nằm trong quần thể di tích Điện Thừa Hoa và Từ đường Phúc Quang, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết định 3745/QĐ-BVHTTDL, ngày 28-10-2016. Điện bao gồm nhiều công trình kiến trúc như Nghinh môn, cung Đệ Nhất (chính tẩm, nơi thờ Quang Thục hoàng thái hậu, Dụ vương Ngô Từ và hoàng đế Lê Thánh Tông), cung Đệ Nhị (nơi hành lễ và thờ các công thần nhà Lê), cung Đệ Tam (nơi hành lễ của quan lại) và Giải vũ. Trải qua gần 600 năm tồn tại, với vô vàn biến cố lịch sử và thiên tai, Điện Thừa Hoa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Sau khi được UBND tỉnh cho lập dự án tu bổ, tôn tạo và từ các nguồn vốn ngân sách, vốn xã hội hoá (đặc biệt là các nhà tài trợ Công ty Cổ phần Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt), Điện Thừa Hoa và một số hạng mục (Nghinh môn, tường rào, sân) đã được đầu tư hơn 62,76 tỷ đồng để thực hiện tu bổ. Sau hơn 8 tháng thi công (từ 1-5-2018 đến 20-1-2019), Điện Thừa Hoa đã được trùng tu với quy mô, chất lượng, cảnh quan, kiến trúc nghệ thuật… bảo đảm các quy định và cơ bản tái hiện được di tích xưa.

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Điện Thừa Hoa

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Điện Thừa Hoa là công trình lịch sử - văn hoá quy mô lớn và có giá trị cao về mặt kiến trúc, nghệ thuật. Do đó, trùng tu, tôn tạo, nhằm trả lại diện mạo cho di tích là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần giáo dục lòng yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh. Qua đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị huyện Yên Định và xã Định Hoà cần nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về di tích, nhất là việc bảo vệ các hiện vật, cảnh quan và tổ chức lễ hội bảo đảm thuần phong mỹ tục, góp phần xây dựng di tích Điện Thừa Hoa trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cả nước. Cùng với đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục văn hoá giao tiếp, ứng xử đến các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo hình ảnh đẹp về con người Thanh Hoá, xứng đáng là thế hệ con cháu của Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Ngoài ra, huyện Yên Định cũng cần có kế hoạch chiến lược, nhằm huy động các nguồn lực xã hội trong thực hiện trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]