(Baothanhhoa.vn) - Dậy thì là giai đoạn cơ thể của trẻ có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý. Thông thường, quá trình này bắt đầu từ 8 - 13 tuổi đối với bé gái và 9-14 tuổi đối với bé trai. Đây được xem là thời kỳ “khủng hoảng” đối với trẻ, do đó, trẻ rất cần sự quan tâm, thấu hiểu, định hướng và đồng hành từ cha mẹ.

Kết nối với con tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn cơ thể của trẻ có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý. Thông thường, quá trình này bắt đầu từ 8 - 13 tuổi đối với bé gái và 9-14 tuổi đối với bé trai. Đây được xem là thời kỳ “khủng hoảng” đối với trẻ, do đó, trẻ rất cần sự quan tâm, thấu hiểu, định hướng và đồng hành từ cha mẹ.

Kết nối với con tuổi dậy thìĐọc sách là một trong những phương pháp hiệu quả giúp trẻ em lứa tuổi dậy thì có thêm thông tin bổ ích về tâm sinh lý lứa tuổi.

Chị Lê Thu Phượng ở phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) từng rất hoang mang, buồn rầu khi cô con gái 13 tuổi rất ngoan ngoãn, đáng yêu bỗng nhiên trở nên lầm lì, không còn “véo von” chuyện trò cùng mẹ như trước. Tìm hiểu, chị biết được con gái đang thầm thích một cậu bạn cùng lớp học vẽ, nhưng cậu bạn này đã có bạn gái. Để thu hút sự chú ý của cậu bạn, con gái chị đã thay đổi hoàn toàn từ trang phục, đầu tóc, ngôn ngữ... Khi bị mẹ cấm đoán, cho rằng tuổi này chưa phù hợp để yêu đương thì cô bé đã đóng cửa ở lỳ trong phòng cả ngày không chịu ăn uống.

“Mình cứ nói là con cãi, thậm chí giận dỗi khiến 2 mẹ con không thể đối thoại cùng nhau” - chị Phượng tâm sự.

Lo lắng vì có tới 2 cậu con trai đang ở độ tuổi “ẩm ương”, chị Phạm Thu Oanh ở phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) đã phải đọc sách, lên mạng tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, cùng chồng trò chuyện để lên các “phương án” giáo dục, đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Chị Oanh chia sẻ: "Khi con trai lớn của tôi bước vào tuổi dậy thì, cháu thay đổi rất nhiều, cao lớn hơn, vỡ giọng, mặt nổi mụn... và “sốc” nhất là cháu có bạn gái. Không thể cấm đoán vì biết rằng nếu cấm đoán có thể cháu sẽ tìm cách chống đối và như vậy bố mẹ sẽ bị mất kết nối với con. Do đó, gia đình tôi chọn cách giáo dục để con đi đúng hướng. Đầu tiên là mua cho con những quyển sách có nội dung về tình bạn và tình yêu, sách về giáo dục giới tính và trò chuyện nhiều hơn với con, giúp con có được những kiến thức về tâm lý, giới tính của mỗi giới, từ đó giúp con hình thành quan điểm đúng đắn về tình yêu tuổi học trò, về sức khỏe sinh sản (SKSS), ý thức tự bảo vệ bản thân... Rút kinh nghiệm từ việc giáo dục con trai lớn, vợ chồng tôi cũng thường xuyên trò chuyện về giới tính, về những thay đổi ở tuổi dậy thì với con trai bé để con sớm có kiến thức, tránh việc tự tìm hiểm, khám phá. Tôi luôn cho rằng trước vô vàn thông tin chính thống và không thực sự chính xác trên mạng internet thì gia đình chính là điểm tựa, là “bức tường thành” vững vàng nhất bảo vệ con".

Việc những đứa trẻ độ tuổi dậy thì thích nổi loạn, thay đổi hoàn toàn so với trước đây, thích thể hiện bản thân, không chịu nghe lời... là điều khó tránh khỏi ở giai đoạn này, do đó, thay vì đánh mắng hay chỉ trích con một cách nặng nề, cha mẹ cần quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu để đồng hành cùng trẻ. Để làm được điều này, bên cạnh việc bổ sung kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì để hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, tránh việc áp đặt cực đoan dẫn đến trẻ chống đối, mất kết nối... Cha mẹ hãy là những “người bạn lớn” vừa hiểu biết để định hướng, vừa thấu hiểu để bầu bạn cùng con.

Với vai trò là cơ quan thường trực công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động truyền thông tuyên truyền đến các em học sinh, phụ huynh các kiến thức, kỹ năng về chăm sóc SKSS vị thành niên... Trong năm 2024, đơn vị đã tổ chức 250 cuộc sinh hoạt ngoại khóa tại các trường học; phát 5.020 cuốn cẩm nang về giới tính và SKSS cho lứa tuổi vị thành niên về các nội dung: những điều bạn cần biết ở tuổi vị thành niên, vấn đề tình bạn, tình yêu...

Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cha mẹ có con trong độ tuổi dậy thì nên gần gũi, làm bạn với con. Đồng thời, chủ động gợi mở, chia sẻ các kiến thức về SKSS phù hợp với lứa tuổi của con thay vì ngăn cản con tìm hiểu về vấn đề này. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cùng con tìm hiểu về các kỹ năng sống, tự bảo vệ bản thân, hướng trẻ đến những suy nghĩ, hành động tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội...".

Tâm lý tuổi dậy thì rất phức tạp, khó nắm bắt, vì thế “chìa khóa” để cùng con vượt qua giai đoạn này chính là kiến thức, kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu để đồng hành cùng con, hướng con đến những giá trị sống đúng đắn, tốt đẹp...

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]