(Baothanhhoa.vn) - Việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc từ năm 2017, theo Kế hoạch 189/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 5-12-2016 về xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Vĩnh Lộc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc từ năm 2017, theo Kế hoạch 189/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 5-12-2016 về xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020.

Huyện Vĩnh Lộc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Diện tích rau sản xuất, cung ứng theo chuỗi tại xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc).

Theo đó, để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ, vào trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp. Kết nối cung - cầu giữa các HTX với các cơ sở tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Chú trọng phát triển vùng trồng rau, quả an toàn, diện tích nông nghiệp công nghệ cao để cung ứng ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT; đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP). Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT. Cùng với đó, thường xuyên cập nhật kiến thức và tăng cường thông tin, truyền thông phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP, nhất là Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm ATTP hàng năm. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân phát triển các cửa hàng kinh doanh TPAT tại các xã, thị trấn, các khu dân cư.

Thông qua việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã phát triển thêm các chuỗi cung ứng TPAT, gồm: 1 chuỗi lúa gạo tại xã Ninh Khang; trồng giống lúa Thiên Ưu 8, với diện tích 5 ha; 1 chuỗi rau, quả an toàn tại hộ ông Lê Khắc Thuận, khu phố Phụng Công, thị trấn Vĩnh Lộc, với diện tích 1 ha được chứng nhận VietGAP và đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cửa hàng rau an toàn các xã: Vĩnh Long, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hòa. Sản lượng tiêu thụ 7 tháng năm 2021 đạt 27,5 tấn. Kết quả trên đã nâng số chuỗi cung ứng nông sản, TPAT của huyện Vĩnh Lộc lên 36 chuỗi. Trong đó, có 14 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, 14 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, 5 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn và 3 chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản an toàn. Bên cạnh đó, huyện luôn duy trì 9 chợ kinh doanh thực phẩm, 12 cửa hàng kinh doanh TPAT, 20 bếp ăn tập thể ATTP.

Với số chuỗi và cơ sở kinh doanh, cung ứng nông sản, TPAT hiện có, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã cung ứng ra thị trường 2.225 tấn gạo, 1.514 tấn rau, quả, 570 tấn thịt gia súc, gia cầm và 473 tấn thủy sản an toàn. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn đạt 46,28%, bằng 79,9% so với cùng kỳ. Cùng với việc duy trì, phát triển các chuỗi cung ứng TPAT, huyện còn đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Theo đó, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 23 cơ sở. Trong đó, cấp mới cho 8 cơ sở, cấp lại cho 13 cơ sở. Hiện, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trên địa bàn huyện là 144 cơ sở. Ngoài ra, huyện còn cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm cho 674 cơ sở, với 1.029 lượt cấp, khối lượng sản phẩm được cấp 1.004 tấn.

Để bảo đảm chất lượng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm theo chuỗi trên địa bàn, huyện Vĩnh Lộc còn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về ATTP. Qua đó, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã thành lập 31 đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra tại 725 cơ sở. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, số cơ sở đạt yêu cầu chiếm 97,8%, tương đương với 709 cơ sở, còn 16 cơ sở vi phạm. Đoàn kiểm tra đã xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm, với tổng số tiền xử phạt, thu ngân sách Nhà nước 28 triệu đồng.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]