Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
Nhận thấy tiềm năng, anh Nguyễn Hồng Kỳ ở thôn Ninh Dụ, xã Quảng Ninh (Quảng Xương) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng hơn 2.000 gốc thanh long ruột đỏ. Đến nay, mô hình đã cho thu hoạch, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình có thu nhập ổn định.
Diện tích trồng cây thanh long ruột đỏ của anh Nguyễn Hồng Kỳ.
Vừa thăm vườn thanh long rộng 30.000m2 đang cho thu hoạch quả vừa được nghe anh Kỳ kể về sự bén duyên với loại cây này. Từ khoảng 10 năm trước, anh trồng một số loại cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế không cao. May mắn lúc ấy anh có cơ hội được kết nối với một hộ gia đình đã trồng thành công thanh long ruột đỏ. Nhận thấy đây là loại trái cây đang được thị trường ưa chuộng, anh đã quyết định đem giống cây ấy về mảnh đất quê hương trồng thử. Năm 2018, anh đầu tư 500 triệu đồng trồng thử 1.000 gốc thanh long. Chỉ sau một năm đã cho ra quả, từ năm thứ 2 cây cho quả với năng suất ổn định hơn, mỗi vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, cứ 2 tháng lại có một đợt thu hoạch. Đến nay, số cây thanh long tại vườn của anh Kỳ đã vượt lên mức 4.000 cây, cho thu hoạch trung bình mỗi năm từ 15 - 20 tấn với giá bán 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh Kỳ thu lợi nhuận khoảng 350 triệu đồng.
Là loại cây trồng mới ở địa phương nên anh Kỳ đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật canh tác. Anh quan niệm, nếu mình là người trồng tiên phong thì phải làm thật chỉn chu, từ đó mới truyền được động lực và cảm hứng cho nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn xã mạnh dạn chuyển đổi đất để trồng loại cây mới có hiệu quả kinh tế cao hơn. Khi được hỏi về quá trình trồng và chăm sóc cây, anh Kỳ cho biết: Để có được kết quả như ngày hôm nay thì ngay từ khâu làm đất, chọn cây giống, chuẩn bị cây trụ bê tông, phân bón... đều phải rất kỹ càng. Trước khi trồng đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất và trừ cỏ dại; mật độ, khoảng cách trồng thanh long cũng phải chính xác từ 700 - 1.000 trụ/ha, tương ứng với khoảng cách khoảng 3 x 3m bởi thanh long là cây cần nhiều ánh nắng nên nếu trồng dầy thì quả sẽ nhỏ. Quan trọng hơn là việc chọn trụ cho cây chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số tiền đầu tư; trụ bê tông phải đạt chuẩn 1,3 - 1,4m cho cây mọc tỏa nhánh xuống xung quanh, phù hợp với tỉ lệ cơ thể người để dễ dàng tưới tiêu chăm sóc. Để thúc đẩy cây ra mầm mới, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho cây. Ngoài ra, để năng suất quả ổn định, cứ 4 tháng sẽ tiến hành bổ sung thêm các loại phân bón như phân gà, đạm, kali...
Từ sự mạnh dạn và quyết tâm làm giàu từ chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Hồng Kỳ đã thành công với mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ, đồng thời cũng là một trong những mô hình đi đầu trong phong trào thi đua phát triển kinh tế của địa phương. Anh đang có kế hoạch mở rộng thêm 1.000 gốc thanh long, đồng thời sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm cây cho bà con nông dân cùng trồng để nâng cao thu nhập.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2025-01-11 18:14:00
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
-
2025-01-11 14:31:00
Từ 20/1, chủ mã số vùng trồng không trực tiếp xuất khẩu phải khai báo
-
2024-06-22 14:35:00
“Bắt” nhãn ra trái vụ, thu lợi nhuận 2 tỷ đồng mỗi năm
Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng lim xanh
Giao dịch bất động sản bằng hợp đồng vay vốn: Người mua ôm hận! (Bài cuối) - Hiểu rõ pháp lý, hạn chế rủi ro
Như Xuân đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Bản tin Tài chính ngày 22/6: Giá vàng rơi thẳng đứng, đồng USD tiếp tục bứt phá
Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện lại lập đỉnh mới với 1,025 tỷ kWh/ngày
Trăn trở nghề truyền thống
Sản xuất xanh, sạch giúp nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm
Giao dịch bất động sản bằng hợp đồng vay vốn: Người mua ôm hận! (Bài 2) - Hợp tác hay “bẫy” huy động vốn
TCVM Thanh Hóa thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ các hoạt động, phong trào