(Baothanhhoa.vn) - Từ thực tế cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả ở các địa phương trong tỉnh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Hiệu quả từ chuyển cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả

Từ thực tế cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả ở các địa phương trong tỉnh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Hiệu quả từ chuyển cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả

Diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây ổi lê cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Hà Long (Hà Trung).

Dẫn chúng tôi tham quan cánh đồng trồng ổi lê tập trung đang mùa đơm hoa, kết trái ở các thôn Đồng Rào, Gò Hóp, Đồng Ngang, Chủ tịch UBND xã Hà Long (Hà Trung) Nguyễn Hữu Thành cho biết: Trước đây những thửa ruộng này do thân đất cao, không chủ động được nguồn nước tưới nên trồng lúa kém năng suất, người dân chỉ sản xuất được một vụ. Để không lãng phí tiềm năng đất đai, xã đã vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ổi lê và đã thu hút được nhiều hộ tham gia. Xã đã phối hợp với ngành nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng ổi lê cho các hộ dân. Nhờ được tập huấn, người dân tuân thủ quy trình trồng và chăm sóc nên cây ổi sai quả, cho sản lượng cao. Qua đánh giá của các hộ trồng ổi lê, thu nhập bình quân đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Từ hiệu quả kinh tế bước đầu, địa phương đã vận động các hộ dân trồng từ 1 ha ổi lê trở lên liên kết thành lập Tổ hợp tác trồng ổi lê theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, toàn xã đã chuyển đổi được 70 ha diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả với khoảng 200 hộ tham gia sản xuất.

Nhận thấy tiềm năng phát triển của cây ổi lê mang lại giá trị cao, xã đã thành lập HTX Dịch vụ thương mại Quý Hương để hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, hướng dẫn người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân. Với việc ổi lê được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, giá thành phải chăng, có tem nhãn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng nên được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Mô hình trồng ổi lê đang là hướng đi đúng cho người dân xã Hà Long trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cho thu nhập cao hơn từ 3 đến 5 lần so với các cây trồng khác.

Đến nay diện tích trồng các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh khoảng 23.240 ha, tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Hà Trung... Riêng trong năm 2022 các địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi được gần 1.000 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng xoài keo, chanh leo, cam, ổi, na... Hiện diện tích cây ăn quả đang cho thu hoạch 18.358 ha, sản lượng đạt 304.828 tấn/năm, giá trị đạt 2.152 tỷ đồng. Bước đầu tại các vùng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trong tỉnh cho hiệu quả kinh tế cao, như: Sản xuất cam công nghệ cao tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn cho thu nhập trên 650 triệu đồng/ha/năm. Tại các xã Xuân Hòa (Như Xuân), Xuân Thành (Thọ Xuân), Thành Vân (Thạch Thành) cho thu nhập từ 500 - 550 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng chuối tại huyện Cẩm Thủy cho thu nhập 350 triệu đồng ha/năm. Một số vườn ổi tại các huyện Thạch Thành, Như Xuân thu nhập đạt từ 200 - 300 triệu đồng ha/năm...

Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 phát triển diện tích cây ăn quả đạt 30.500 ha, sản lượng đạt 460.000 tấn/năm. Vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tích cực thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 10-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030. Qua đó, các huyện khuyến khích người dân chuyển nhượng, thuê đất, liên kết sản xuất hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, ngành nông nghiệp các địa phương trong tỉnh phối hợp với các xã, thị trấn rà soát, chuyển đổi diện tích đất trồng mía, sắn, ngô, lúa và một số loại cây trồng khác hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả. Trên cơ sở kết quả xây dựng bản đồ nông hóa giai đoạn 1 cho 9 huyện, các địa phương lựa chọn phát triển cây ăn quả phù hợp theo hướng chuyên canh tập trung và ứng dụng công nghệ cao một loại cây ăn quả chủ lực. Cùng với đó, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân thực hiện việc cấp mã số vùng trồng cây ăn quả nhất là các vùng trồng cây ăn quả tập trung, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất theo các chuỗi liên kết gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm...

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]