Hiểu đúng về lỗi xe không chính chủ
Nhiều người dân quan tâm, lo lắng về việc CSGT xử phạt lỗi “Đi xe không chính chủ”.
Qua tìm hiểu được biết hiện nay chưa có một quy định nào xử phạt người đi xe mang đăng ký xe đứng tên người khác và cũng không có quy định nào cấm đi xe mượn vì đó là giao dịch dân sự hợp pháp. Tuy nhiên, do nắm thông tin không chính xác khiến nhiều người hiểu nhầm rằng “đi xe chính chủ” nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt.
Việc hiểu như vậy là chưa chính xác. Bởi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ những trường hợp cá nhân mua, được tặng cho, thừa kế,… xe mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.
Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA có đặt ra yêu cầu đối với việc chuyển quyền sở hữu xe như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.
Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo các mức sau:
Xe máy: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng với tổ chức (điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Xe ô tô: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng với cá nhân, từ 04 - 08 triệu đồng với tổ chức (điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Như vậy, có thể khẳng định, trường hợp tham gia giao thông bằng xe đứng tên của người khác mà do mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân thì sẽ không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.
Do đó, người tham gia giao thông có thể hoàn toàn yên tâm khi mượn xe của người thân để đi đường.
Vậy, CSGT kiểm tra giấy tờ thấy đi xe không chính chủ, có được phạt?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.”
Như vậy, việc xử phạt xe không chính chủ chỉ bị xử lý trong 2 trường hợp sau:
- Qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.
- Qua công tác đăng ký xe.
Điều này đồng nghĩa rằng, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, chủ xe mới bị phạt lỗi không chính chủ.
PV (T/H)
{name} - {time}
-
6 giờ trước
Khởi tố, bắt tạm giam một đối tượng chiếm đoạt tiền COD của khách hàng
-
6 giờ trước
Người dân nên nộp “phạt nguội” ở nơi thường trú, không nên đến nơi phát hiện vi phạm
-
06:10 06/01/2022
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án
Cung cấp thông tin không trung thực, một doanh nghiệp bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu
Tăng chế tài cần gắn với tăng cường trách nhiệm trong xử lý vi phạm
Công an Thanh Hóa bảo đảm tốt ANTT, trật tự ATGT dịp nghỉ Tết Dương lịch 2022
Năm 2021, Thanh Hóa xử phạt 72.618 trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT
Thanh Hóa: Rào đóng 5 lối đi dân sinh qua đường sắt
Khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định
Nhận diện, đấu tranh với tội phạm thời dịch
Tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng, đấu tranh chống buôn lậu lâm sản trái phép
Thanh Hóa tăng cường thực thi nghiêm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá
Địa phương
Thời tiết
- 26°C - 35°CÍt mây, trời nắng nóng
- 26°C - 34°CCó mây, không mưa