(Baothanhhoa.vn) - Về thăm Trường THCS Lê Hữu Lập - ngôi trường mang tên người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa trên vùng đất Hậu Lộc, dường như không khí rộn ràng, náo nức của ngày khai giảng vẫn còn hiển hiện trên những khuôn mặt rạng ngời của thầy và trò nơi đây. Bề dày truyền thống và thành tích đáng tự hào trong giảng dạy và học tập của nhà trường chính là bước đệm để thầy và trò Trường THCS Lê Hữu Lập bước vào năm học mới, với quyết tâm mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành giáo dục Hậu Lộc vững tin bước vào năm học mới

Về thăm Trường THCS Lê Hữu Lập - ngôi trường mang tên người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa trên vùng đất Hậu Lộc, dường như không khí rộn ràng, náo nức của ngày khai giảng vẫn còn hiển hiện trên những khuôn mặt rạng ngời của thầy và trò nơi đây. Bề dày truyền thống và thành tích đáng tự hào trong giảng dạy và học tập của nhà trường chính là bước đệm để thầy và trò Trường THCS Lê Hữu Lập bước vào năm học mới, với quyết tâm mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Ngành giáo dục Hậu Lộc vững tin bước vào năm học mới

Trường THCS Lê Hữu Lập (Hậu Lộc) đã chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2020-2021.

Thầy Trịnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hữu Lập, chia sẻ: Ngay từ đầu năm học 2020-2021, nhà trường đã rà soát, bổ sung đầy đủ bàn ghế, thay mới các bảng viết, sửa chữa các cửa sổ, cửa chính, nền lớp học đối với các phòng học, phòng giảng dạy thực hành, phòng tin học, phòng ngoại ngữ... Tiến hành vệ sinh trường lớp, trồng thêm nhiều xây xanh, bồn hoa cây cảnh tạo cảnh quan và bóng mát. Mua bổ sung các dụng cụ bát, đĩa, giường, chiếu... phục vụ học sinh tại khu bán trú. Lắp đặt hệ thống nước tinh khiết đến từng lớp học, đảm bảo nước uống theo tiêu chuẩn vệ sinh. Cũng trong năm học này, nhà trường đã đăng ký mua bổ sung các trang thiết bị, các loại sách tham khảo phục vụ dạy học và nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhà trường sẽ đổi mới phương pháp dạy học bằng hình thức dạy học trực tuyến, đảm bảo nội dung chương trình đề ra. Bên cạnh đó, nhà trường còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh được học tập và trải nghiệm nhiều hơn. Nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt nhất đảm bảo cho năm học mới 2020-2021, với tổng số học sinh toàn trường là 438 em...

Năm học 2020-2021, ngành giáo dục huyện Hậu Lộc xác định phương hướng là tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Trước hết là triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch năm học 2020-2021; khắc phục, tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, kỷ cương; tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; xây dựng văn hóa học đường, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh... Bên cạnh đó là ổn định quy mô trường lớp; rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo; thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao năng lực giảng dạy và quản lý đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nền nếp trong các nhà trường; đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản lý nhà trường gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Tích cực triển khai, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông. Xây dựng xã hội học tập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của huyện.

Theo kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2020-2021, ngành giáo dục Hậu Lộc đề ra các mục tiêu: Đối với giáo dục mầm non, huy động 102 nhóm trẻ với 1.601 cháu và 268 lớp mẫu giáo với 8.415 cháu; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Đối với giáo dục phổ thông, duy trì ổn định kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban, chuẩn bị tốt các điều kiện cho phổ cập THPT giai đoạn tới. Phát triển quy mô trường lớp cấp tiểu học huy động 482 lớp với 14.589 học sinh, THCS huy động 267 lớp với 9.221 học sinh; THPT huy động 121 lớp với 4.936 học sinh. Tiếp tục nâng cao chất lượng đại trà, giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém xuống còn 2%. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn, phấn đấu chất lượng mũi nhọn văn hóa lớp 9 nằm trong tốp 5 của tỉnh; THPT nằm trong tốp đầu của tỉnh. Phấn đấu có 8 trường được công nhận lại, 2 trường công nhận mới trường chuẩn quốc gia, 10 đơn vị chuẩn kiểu mẫu. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, huyện phấn đấu huy động toàn khối với 9 lớp với 427 học sinh. Nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn; phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng triển khai các chuyên đề, các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật và dạy nghề. Đối với trung tâm học tập cộng đồng, duy trì hoạt động, tiếp tục mở các lớp với 5 nhóm nội dung đạt tỷ lệ khoảng 55% dân số trở lên được tham gia học tập. Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020” và Đề án “Xóa mù chữ giai đoạn 2011-2020”.

Đồng chí Chung Thị Đài, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc, cho biết: Để thực hiện được các mục tiêu trên, ngành giáo dục Hậu Lộc đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đó là: Tăng cường trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục - đào tạo. Thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực trong công tác quản lý, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bài và ảnh: Ngọc Anh


Bài Và Ảnh: Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]