Gần dân, sát dân: Bài học lịch sử và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay
“Gần dân”, “sát dân” không chỉ để lắng nghe tiếng nói tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; mà còn để xây dựng thế trận lòng dân, tạo sức mạnh Nhân dân trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Huyện Cẩm Thủy tổ chức hội nghị biểu dương bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố tiêu biểu
Với một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước như Việt Nam, thì sức mạnh đoàn kết toàn dân trở thành điểm tựa, thành “tấm lá chắn” vĩ đại nhất, giúp bảo vệ non sông, bờ cõi.
Lịch sử dân tộc đã chứng minh, khi các lực lượng lãnh đạo đất nước luôn “gần dân”, “sát dân”, khơi dậy được sức mạnh lòng dân, thì không có kẻ thù nào, dù hùng mạnh và hung bạo nhất có thể khuất phục được dân tộc này.
Ngược lại, nếu không “gần dân”, “sát dân”, không đại diện cho tiếng nói của đông đảo quần chúng Nhân dân, thì lực lượng ấy sẽ khó có thể giữ được vị thế lãnh đạo đất nước.
Vì sao nhà Trần có thể 3 lần đánh thắng quân Nguyên - Mông? Bởi vì Trần Hưng Đạo biết thực hành lý tưởng “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”; và bởi, nhà Trần đã khơi dậy được lòng dân với “Hào khí Đông A” từ Hội nghị Diên Hồng.
Vì sao, khởi nghĩa Lam Sơn có thể kéo dài tới 10 năm? Là bởi Bình Định vương Lê Lợi và nghĩa quân đã nắm lấy ngọn cờ đại nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, nên cuộc kháng chiến đã được Nhân dân che chở, ủng hộ...
Gần dân, sát dân không chỉ là bài học hay kinh nghiệm lịch sử, mà luôn có tính thời sự, luôn cần được áp dụng trong mọi hoàn cảnh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hành vô cùng hiệu quả phương châm “gần dân”, “sát dân”, “tôn trọng Nhân dân”. Bởi với Người, “dân là gốc” và “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Do đó, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã, phải là cấp gần dân, sát dân nhất, đóng vai trò cầu nối gắn kết giữa “ý Đảng” với “lòng dân”, để đưa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
Chân lý được đúc kết từ thực tiễn. Và ngược lại, chân lý cần luôn được thực hành, kiểm chứng từ trong thực tiễn. Ngày nay, khi Đảng ta đang đẩy mạnh cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, với việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, thì việc vận dụng bài học “gần dân”, “sát dân” lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cấp xã sẽ là cấp đóng vai trò rất quan trọng và thực hành một cách đầy đủ, hiệu quả nhất bài học này. Bởi đây là nơi cán bộ, đảng viên hòa vào Nhân dân để lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, lấy Nhân dân làm nền tảng cho sự ổn định và phát triển.
Chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả [1], qua đó sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và “...Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, bảo đảm tinh gọn giảm cấp trung gian, xây dựng và củng cố chính quyền địa phương cấp xã vững mạnh, gần dân thiết thực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân [2]...” đang tạo được sự thống nhất trong cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của Nhân dân.
Việc thực hiện đang được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ ở mọi cấp, ngành, mọi địa phương. Thực hành sâu sắc bài học “gần dân”, “sát dân”, Đảng bộ và Nhân dân huyện Cẩm Thủy đã chú trọng nêu cao vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, gương mẫu “nói đi đôi với làm”, "đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Trong đó, chú trọng tính nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, chuyển đổi từ mệnh lệnh hành chính sang tăng cường tiếp xúc, trao đổi, đối thoại, lắng nghe ý kiến Nhân dân và tuyên truyền, giải thích, đưa các chủ trương đến với người dân. Đồng thời, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm, ngăn chặn, đấu tranh với các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và sức mạnh đoàn kết, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Những đổi mới mang tính cách mạng do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, sẽ mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội mới cho các địa phương. Đồng thời, đưa chính quyền về gần dân hơn, sát dân hơn, để phục phục Nhân dân tốt hơn.
Lê Xuân Sơn
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện Cẩm Thủy
-----
[1] Kết luận số 121-KL/TW ngày 24/01/2025 của BCH Trung ương
[2] Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/04/2025 của Thủ tướng Chính phủ
{name} - {time}
-
2025-04-29 18:00:00
[Bản tin 18h] Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4 khác duyệt binh như thế nào?
-
2025-04-29 17:23:00
Tên các xã, phường sau sắp xếp tại thị xã Nghi Sơn
-
2025-04-29 11:54:00
Nghe lại lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh trưa 30/4/1975
Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp
Tên xã mới ở Yên Định đã gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương
[E-Magazine] - Việt Nam và cội nguồn sức mạnh gắn kết, không thể chia rẽ
Đại thắng mùa xuân 1975 - Thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết và khát vọng hòa bình
Bỏ đánh số thứ tự, xã mới ở Hà Trung gợi nhắc đến tên gọi cũ trong lịch sử
Trên những đoàn “Tàu không số”
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh kiểm sát viên các ngạch
Gặp mặt các cựu TNXP trong kháng chiến chống Mỹ
Đặc xá năm 2025: Mở ra một “cuộc đời mới” cho những người lầm lỗi