Dừng đào tạo những “ông thầy từ xa” và hiệu ứng xã hội
Trước năm 2024, Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học quy định tất cả các ngành học đều được thực hiện hình thức đào tạo từ xa, gồm cả nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và giáo viên. Nghĩa là có những ông thầy (thầy giáo, thầy thuốc) được đào tạo qua mạng máy tính, viễn thông.
Ảnh minh họa.
Hình thức đào tạo này giúp việc học tập của nhiều người thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo lại là vấn đề gây hoài nghi trong dư luận bởi chúng ta chưa có một cơ chế kiểm soát đầy đủ và công khai, được đánh giá rộng rãi, thường xuyên.
Khác với nhiều ngành nghề, việc đào tạo nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề rất cần phải trực tiếp, thực hành, thực tập nhiều để sau khi tốt nghiệp đảm nhiệm một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là chăm sóc sức khỏe con người. Tương tự, với nghề dạy học, cũng rất cần thực hành, thực tập nhiều mới có đủ kiến thức, kỹ năng để thực hiện sứ mệnh “trồng người”.
Với hai lĩnh vực này, sai lệch nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả rất lớn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh cũng như làm sai lệch kiến thức, méo mó tâm hồn người học.
Trên báo chí, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội từng bày tỏ quan điểm là ông không tin vào việc một bác sĩ được đào tạo từ xa mà có thể gánh vác được trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho người dân, vì đây là một nghề đặc thù.
Việc cho phép đào tạo tất cả các ngành nghề từ xa cho thấy hệ thống giáo dục của chúng ta không phân biệt, coi trọng hay xem nhẹ hình thức đào tạo nào. Tuy nhiên, với nhiều người và ở không ít cơ quan vẫn có sự phân định hình thức đào tạo. Khi xảy ra sai sót về chuyên môn, nếu người gây ra sai sót được đào tạo không phải chính quy, thường bị chê bai gắn với hình thức đào tạo họ.
Một số hình thức đào tạo hiện nay dù có những mặt tích cực, nhưng chưa thể làm thay đổi định kiến xã hội. Và bởi định kiến ấy mà nhiều người đã từ chối sử dụng dịch vụ do những người được đào tạo không phải chính quy, tập trung thực hiện.
Theo Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 12/2/2024, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên sẽ không còn được đào tạo từ xa. Đồng nghĩa, từ bây giờ hệ thống giáo dục đại học của chúng ta sẽ không còn những ông thầy từ xa được “ra lò” nữa. Đây là điểm rất mới, dù gây ra ít nhiều khó khăn cho người học, nhưng sẽ giúp quản lý tốt hơn việc đánh giá chất lượng đầu vào và năng lực đầu ra của người học, từ đó góp phần bịt lại dư luận không tốt, tạo niềm tin lớn hơn cho người dân trong tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục.
Tuệ Minh
- 2024-11-01 09:49:00
Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2
- 2024-11-01 09:48:00
Bá Thước nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
- 2024-01-09 13:57:00
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
Góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Tặng Bằng khen cho sinh viên đoạt giải tại Kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc năm 2023
Quy định mới về cơ chế quản lý và chính sách miễn, giảm học phí
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không đào tạo từ xa các ngành về sức khỏe và giáo viên
Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”
Phê duyệt 87 sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12, sử dụng từ năm học 2024-2025
Thanh Hóa có 10 học sinh xuất sắc được nhận học bổng “Nâng bước thủ khoa năm 2023”
Trau dồi kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh, giáo viên
Dự thảo chính sách tiếp sức đến trường cho học sinh vùng khó