Để Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung hoạt động hiệu quả
Ngày 30-5-2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1770/QĐ–UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung do Công ty CP Cấp nước Miền Trung làm chủ đầu tư. Sau quá trình đầu tư xây dựng, nhà máy đã đi vào vận hành, nhưng hiện tại số hộ dân dùng nước của nhà máy ít, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tháng thu tiền nước không đủ chi phí. Vậy đâu là giải pháp để Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung hoạt động hiệu quả!?
Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung đầu tư xây dựng tại xã Quảng Lưu (Quảng Xương).
Thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung được đầu tư xây dựng tại xã Quảng Lưu (Quảng Xương). Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh nước sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch nông thôn của người dân 9 xã Quảng Nham, Quảng Thạch, Quảng Lợi (nay thuộc xã Tiên Trang), Quảng Lộc, Quảng Thái, Quảng Lưu, Quảng Nhân, Quảng Hải, Quảng Giao (Quảng Xương); đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Diện tích đất thực hiện dự án 31.233m2 và bảo đảm tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình thi công dự án và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổng vốn đầu tư của dự án 63,467 tỷ đồng... Sau thời gian đầu tư xây dựng, năm 2020, Công ty CP Cấp nước Miền Trung đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân, các đơn vị trên địa bàn 9 xã. Hiện doanh nghiệp đã lắp đặt đường ống cấp nước đến hầu hết các thôn của 8 xã (riêng xã Quảng Thạch chưa lắp đặt đường ống cấp nước). Đối với đường ống nước, đồng hồ nước... lắp đặt vào đến nhà và các hộ dùng nước trả tiền, bình quân 4,5 triệu đồng/hộ... Ông Nguyễn Xuân Minh, Giám đốc Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung, cho biết: Dù doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, tuyên truyền đến người dân trên địa bàn về sử dụng nước sạch nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, song hiện nay số hộ dùng nước sạch của nhà máy còn rất khiêm tốn. Theo thống kê sơ bộ của doanh nghiệp, hiện nay mới có khoảng 2.100 hộ/14.000 hộ dân của 8 xã dùng nước sạch của nhà máy. Nhà máy bán nước sạch cho hộ dân sử dụng 10m3 đầu giá bán 7.400 đồng/m3, 10m3 tiếp theo giá 9.300 đồng/m3, từ 21m3 đến 30m3 giá 11.000 đồng/m3 và từ 31m3 trở lên giá 13.100 đồng/m3; cơ quan hành chính 11.000 đồng/m3. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê những tháng gần đây, hộ dùng ít nhất 2m3/tháng, hộ dùng cao nhất 29m3/tháng. Đặc biệt, doanh thu từ tiền bán nước trong tháng 5–2022 của doanh nghiệp chỉ đạt 195 triệu đồng; trong khi đó, trả tiền công cho 13 lao động 108 triệu đồng, trả tiền lãi vay đầu tư 150 triệu đồng và như vậy chủ đầu tư phải bù 63 triệu đồng, nên đang gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán của công ty, nếu các hộ dân sử dụng số lượng nước như tháng 5–2022, thì phải có ít nhất 7.000 hộ trở lên sử dụng thì doanh nghiệp mới duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Là địa phương có Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung đầu tư xây dựng trên địa bàn, ông Mai Xuân Chiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu, cho biết: Việc Nhân dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt là thể hiện sự văn minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Song hiện tỷ lệ hộ dân của các xã vùng dự án sử dụng nước của nhà máy còn thấp và có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là việc Công ty CP Cấp nước Miền Trung chưa phối hợp với các xã trong vùng dự án tăng cường công tác tuyên truyền để Nhân dân hiểu, đồng thuận, sử dụng nước sạch do nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó, tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện Quảng Xương, cử tri của các xã trong vùng phát biểu nêu băn khoăn về việc nhà máy sử dụng nước sông Nông Giang để sản xuất nước sinh hoạt liệu có bảo đảm chất lượng nước không? Đồng thời, kiến nghị hàng tuần, hàng tháng, cơ quan, đơn vị chuyên môn lấy mẫu nước do nhà máy sản xuất kiểm định chất lượng và gửi kết quả về các xã để thông báo rộng rãi đến Nhân dân. Về việc đầu tư đường ống, đồng hồ đo đếm vào đến nhà các hộ dùng trả tiền, bình quân 4,5 triệu đồng/hộ, đề nghị công ty đầu tư và cho các hộ dân trả chậm hàng tháng. Ngoài ra, hiện hầu hết các tuyến đường giao thông trên địa bàn các xã đã đầu tư xây dựng kiên cố, mặt đường bằng nhựa hoặc bê tông xi măng, nhưng khi nhà máy thi công lắp đặt, sửa chữa đường ống nước thì việc hoàn trả lại mặt bằng chưa bảo đảm. Đối với xã Quảng Lưu, ông Mai Xuân Chiến cho biết: Xã có chủ trương mời các đồng chí trưởng thôn, trưởng các đoàn thể để họp bàn, đưa ra giải pháp và cùng với nhà máy phối hợp thực hiện theo hướng tạo thuận lợi cho người dân, không ngừng tăng số hộ dân sử dụng nước sạch của Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung.
Bài và ảnh: Vân Anh
{name} - {time}
-
10 giờ trước
Chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng 7,5% GDP Việt Nam
-
10:37 sáng nay
Hướng đến nền nông nghiệp xanh
-
10:53 25/06/2022
Huyện Thiệu Hóa khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế
Hội Cựu chiến binh Vĩnh Lộc giúp nhau phát triển kinh tế
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn
Nguyên nhân các sản phẩm khó tiêu thụ trên sàn giao dịch điện tử
Nhân rộng các cửa hàng nông sản sạch
Các chi nhánh Agribank triển khai thực hiện Nghị định 31 của Chính phủ
Khai trương cửa hàng quà tặng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 93,6% dự toán giao năm 2022
Đề xuất giải pháp phát triển bền vững thủy lợi, chủ động phòng, chống thiên tai
Bảo vệ cây trồng mùa nắng nóng
Địa phương
Thời tiết
- 20°C - 27°CCó mây, không mưa
- 21°C - 27°CCó mây, không mưa
- Tấm cao su giảm chấn chất lượng cao
- Sản xuất nắp chụp bu lông tùy chỉnh
- Phú Khang chuyên sản xuất Quạt thông gió vuông
- cho thuê xe nâng người
- nước đá tinh khiết