(Baothanhhoa.vn) - Bên cạnh việc triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng xây dựng những hành lang pháp lý cởi mở, tạo thuận lợi nhất cho việc triển khai thủ tục đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Hiện nay, với mục tiêu cải thiện thủ tục hành chính từ cấp cơ sở, Thanh Hóa đang đẩy nhanh tiến độ khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành địa phương (DDCI). Đề án được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới.

Khảo sát DDCI tạo cơ hội để tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư ở Thanh Hóa

Bên cạnh việc triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng xây dựng những hành lang pháp lý cởi mở, tạo thuận lợi nhất cho việc triển khai thủ tục đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Hiện nay, với mục tiêu cải thiện thủ tục hành chính từ cấp cơ sở, Thanh Hóa đang đẩy nhanh tiến độ khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành địa phương (DDCI). Đề án được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới.

Khảo sát DDCI tạo cơ hội để tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư ở Thanh Hóa

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh Thanh Hóa.

Nỗ lực triển khai

Ngày 10-11-2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4511/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (DDCI Thanh Hóa). Đề án được ban hành kèm theo bộ chỉ số 8 thành phần: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động và vai trò của người đứng đầu, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ DN, thiết chế pháp lý, tiếp cận đất đai. Trong đó, các chỉ số từ 1 đến 7 được dùng để chấm điểm, xếp hạng đối với nhóm 25 sở, ban, ngành cấp tỉnh; các chỉ số từ 1 đến 8 được dùng để chấm điểm, xếp hạng đối với nhóm 27 UBND cấp huyện. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa (VCCI Thanh Hóa) là đơn vị chủ trì triển khai Đề án.

Ngay sau khi Đề án được ban hành, VCCI Thanh Hóa đã phối hợp với các hiệp hội DN, ngành nghề, Liên minh HTX tỉnh, Liên hiệp Hội khoa học và Kỹ thuật, các câu lạc bộ DN trên địa bàn Thanh Hóa để triển khai công tác khảo sát.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Chủ tịch VCCI Thanh Hóa cho biết: Phương pháp đánh giá DDCI do VCCI Thanh Hóa đang triển khai được mô phỏng phương pháp khảo sát PCI và tiếp thu kinh nghiệm của các địa phương đã triển khai DDCI thành công. Đồng thời, có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh Thanh Hóa. Việc khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá của DN được thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức: gửi phiếu khảo sát theo đường bưu chính và khảo sát trực tuyến.

Theo đó, đối với hình thức khảo sát theo đường bưu chính, các DN, HTX, hộ kinh doanh được lựa chọn một cách ngẫu nhiên bằng phần mềm sau khi đã được mã hóa để hạn chế sự tác động chủ quan của cơ quan triển khai. Số lượng DN được lựa chọn gửi phiếu khảo sát phải tương ứng về cơ cấu, bảo đảm tính đại diện theo các tiêu chí về địa bàn hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, quy mô DN, số năm hoạt động. Hiện nay, VCCI Thanh Hóa đã phối hợp với các hiệp hội DN gửi phiếu khảo sát cho gần 5.000 DN, HTX trên địa bàn tỉnh.

Đối với hình thức khảo sát trực tuyến, đường link khảo sát được đăng tải trên trang website của VCCI Thanh Hóa (vccithanhhoa.vn) và Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa (http://dichvucong.thanh hoa.gov.vn), được chia sẻ link khảo sát thông qua các mạng xã hội để tất cả các DN có thể tham gia khảo sát dù chưa được nhận phiếu khảo sát qua đường bưu chính.

Khảo sát DDCI tạo cơ hội để tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư ở Thanh Hóa

VCCI Thanh Hóa đang phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh khảo sát DDCI trực tuyến.

Ông Đới Sỹ Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa cho biết: Phối hợp cùng với VCCI Thanh Hóa, Hiệp hội DN tỉnh đã tham gia các tổ công tác, xây dựng các nhóm đối tượng DN, HTX, hộ cá thể với đa dạng quy mô, cơ cấu ngành nghề, vùng miền...

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng triển khai công tác tuyên truyền đến các hội viên về tính bảo mật của phương pháp khảo sát, giúp DN yên tâm thể hiện quyền lợi, trách nhiệm của mình khi đánh giá về các sở, ngành, địa phương thường xuyên liên hệ; đồng thời thể hiện sự công tâm, có cơ sở, căn cứ với các ý kiến khảo sát của mình nếu tự thẩm định thực hiện kiểm chứng, bảo đảm phiếu khảo sát được thực hiện một cách khách quan nhất.

Hiện nay, Đề án DDCI Thanh Hóa đang triển khai đến công đoạn thu hồi phiếu khảo sát. Mặc dù tiến độ thu hồi chưa được như kỳ vọng do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dịch bệnh COVID-19 làm giảm sự quan tâm của DN đối với việc khảo sát và giảm khả năng tiếp cận trực tiếp của cán bộ thực hiện với DN. Hơn nữa, đây là năm đầu tiên triển khai đánh giá nên nhiều DN còn có tâm lý e ngại.

Trước những khó khăn nêu trên, VCCI Thanh Hóa đang cùng Hiệp hội DN tỉnh, Hiệp hội Doanh nhân nữ, Hội Doanh nhân trẻ và các hiệp hội DN khác tích cực vận động các DN tham gia khảo sát bằng nhiều hình thức, tập trung đẩy mạnh khảo sát trực tuyến, bổ sung hình thức khảo sát qua điện thoại, thực hiện truyền thông trên các phương tiện và mạng xã hội. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm phục vụ hành chính công để đẩy nhanh tiến độ phát phiếu và thu hồi phiếu. Dự kiến, kết quả khảo sát DDCI Thanh Hóa sẽ được công bố vào tháng 4-2022.

Kỳ vọng khắc phục những điểm nghẽn

Có thể nói, chưa có thời điểm nào tinh thần cầu thị, nỗ lực để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chú trọng chỉ đạo như những năm gần đây.

Tuy nhiên, thực tế các DN vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục thực hiện với các sở, ngành, địa phương; các thủ tục liên quan đến đất đai, môi trường; các vấn đề công khai, minh bạch về quy hoạch đầu tư, quy hoạch sử dụng đất... Điều này cũng trùng hợp với kết quả khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) hàng năm của tỉnh, khi có tới 70% số DN tham gia khảo sát đồng ý với hai nhận định: “Sáng kiến cấp tỉnh hay nhưng chưa thực thi tốt ở sở, ban, ngành” và “Chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện”.

Khảo sát DDCI tạo cơ hội để tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư ở Thanh Hóa

Các doanh nghiệp của Nhật Bản khảo sát, tìm hiểu thông tin về Khu Công nghiệp số 3 thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn.

Những “điểm nghẽn” này là một trong những nguyên nhân khiến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh chưa đạt được những cải thiện như kỳ vọng. Thanh Hóa từng xây dựng lộ trình hướng tới nằm trong top 10 về chỉ số PCI vào năm 2020. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, chỉ số này của tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng về điểm nhưng lại tụt về thứ hạng. Điển hình như năm 2020, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa đạt 63,91 điểm, đứng thứ 28 cả nước và thuộc nhóm khá, nhưng mức độ cải thiện lại chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng DN, bởi thế thứ hạng PCI năm 2020 đã tụt 4 bậc so với năm 2019.

Theo nhận định của VCCI Thanh Hóa, tốc độ cải thiện thứ bậc trong chỉ số PCI của tỉnh Thanh chưa đạt kỳ vọng có nguyên nhân quan trọng do sự cải thiện tăng tốc, vượt bậc của các địa phương khác trên cả nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, việc cải thiện các chỉ số thành phần của PCI của tỉnh còn khá chậm, nhất là những chỉ số quan trọng nhưng phụ thuộc vào sự cải cách của các sở, ngành, từ đó làm giảm sự cạnh tranh chỉ số chung của tỉnh.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Chủ tịch VCCI nhánh Thanh Hóa cho biết thêm: Mục tiêu chung của DDCI hướng tới việc tìm ra những trở ngại, những nút thắt, những điểm nghẽn liên quan trực tiếp đến năng lực điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại cấp sở, ngành, địa phương. Từ đó, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh.

Việc tỉnh Thanh Hóa ban hành triển khai đề án là một tư duy đổi mới, tích cực, nhằm hỗ trợ cho khâu cải cách hành chính và thu hút đầu tư, tạo sự chuyển biến đồng bộ từ cơ sở, thậm chí là cấp phường, xã.

Hiện nay, cả nước có 53 địa phương đã triển khai đánh giá DDCI. Với các địa phương triển khai DDCI một cách nghiêm túc đã sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá DDCI như đòn bẩy để thúc đẩy tính chủ động của các cơ quan, tổ chức, vị trí việc làm trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho DN, và đều thu được kết quả tích cực.

Để thực hiện Đề án có hiệu quả, bảo đảm chất lượng đánh giá, VCCI Thanh Hóa đề nghị các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, tuyên tuyền mạnh mẽ hơn nữa để các DN tích cực tham gia phản hồi khảo sát. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện cung cấp kịp thời, đầy đủ danh sách các DN có tương tác với đơn vị. Và quan trọng nhất là các DN, HTX, hộ kinh doanh sẽ tích cực tham gia khảo sát, đánh giá khách quan, phản ánh trung thực ý kiến của mình, góp phần đánh giá chính xác năng lực điều hành kinh tế, chất lượng đồng hành, hỗ trợ DN của các đơn vị được đánh giá.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]