(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã đẩy mạnh việc quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT) trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Đồng thời, lồng ghép kinh phí từ các nguồn, chương trình, dự án để hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật... tại các vùng SXNNTT.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Những năm qua, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã đẩy mạnh việc quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT) trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Đồng thời, lồng ghép kinh phí từ các nguồn, chương trình, dự án để hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật... tại các vùng SXNNTT.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trungVùng sản xuất rau an toàn tại xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa).

Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa và kiên cố hóa được 450/550 km kênh mương nội đồng, gần 300 km đường giao thông nông thôn phục vụ việc vận chuyển vật tư sản xuất và tiêu thụ nông sản. Ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, cho biết: Trước năm 2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi của địa phương thiếu và yếu; giao thông nội đồng chưa được đầu tư đồng bộ nên việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại còn nhiều hạn chế. Để hướng tới SXNNTT quy mô lớn, địa phương đã lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ, nguồn kinh phí địa phương và huy động đóng góp của người dân để xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, kiên cố, mở rộng hệ thống giao thông nội đồng... Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi đã đáp ứng được 80 - 85% nhu cầu tưới, tiêu nước; giao thông nội đồng được đầu tư, nâng cấp, mở rộng thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển vật tư sản xuất và thu hoạch. Trong đó, tại các vùng SXNNTT, 100% diện tích cây trồng đã được tưới tiêu chủ động, hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ... hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân được bảo đảm, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi được nâng cao.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã tích tụ, tập trung được hơn 42.028 ha đất nông nghiệp và phát triển được 17 vùng SXNNTT cấp tỉnh, hơn 55 vùng SXNNTT cấp huyện, xã. Điển hình như vùng sản xuất giống lúa thuần, lúa lai F1, sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương; vùng sản xuất chuyên canh các loại cây rau màu, ngô ngọt, bí, đậu tương rau, cải chân vịt, hành lá tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa; vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại các huyện Yên Định, Nông Cống, Như Thanh; vùng chăn nuôi bò thịt tại các huyện miền núi, trung du... Tại các vùng sản xuất, người dân, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới tự động trong sản xuất cây ăn quả, mía, sản xuất rau, hoa, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài 49 khu trang trại tập trung được hỗ trợ theo các chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định 5643/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh thì có hàng trăm trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn, uống tự động, đệm lót sinh học, quy trình công nghệ điều khiển tự động thiết bị cấp khí theo nồng độ ôxy trong nước, sử dụng hệ thống máy quạt nước, máy sủi ôxy trong các ao nuôi trồng thủy sản... Bên cạnh đó, các địa phương đã chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng thiết yếu, nhất là hệ thống đường giao thông, để thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, vận chuyển vật tư, thức ăn phục vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... Từ các vùng SXNNTT đã và đang hình thành một số chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm bền vững từ khâu tổ chức, chỉ đạo sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.

Thông qua việc xây dựng và phát triển các vùng SXNNTT, tư duy, trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân đã thay đổi, hiệu quả kinh tế được nâng lên với sản xuất nhỏ lẻ. Vì vậy trong năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu tích tụ, tập trung thêm khoảng 7.100 ha để sản xuất quy mô lớn, nâng tổng diện tích đất tích tụ, tập trung của tỉnh lên 49.128 ha. Từ đó, xây dựng và phát triển thêm các vùng sản xuất như vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác với các hộ dân để tổ chức sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao, thúc đẩy chế biến và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]