(Baothanhhoa.vn) - Nhanh nhẹn, hoạt bát và rất thân thiện là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với anh Lê Nhật Công, quản đốc xưởng cơ khí - sửa chữa, Chi nhánh sản xuất nước thành phố, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa. Anh là người có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật quan trọng, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người công nhân yêu nghề, say mê sáng tạo

Nhanh nhẹn, hoạt bát và rất thân thiện là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với anh Lê Nhật Công, quản đốc xưởng cơ khí - sửa chữa, Chi nhánh sản xuất nước thành phố, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa. Anh là người có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật quan trọng, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Người công nhân yêu nghề, say mê sáng tạoAnh Lê Nhật Công với sáng kiến “Đấu chuyển đổi mạch điều khiển van điện tử bằng mạch điều khiển cơ điện”. Ảnh: Thanh Huê

Xưởng cơ khí - sửa chữa do anh Công phụ trách có nhiệm vụ gia công và sửa chữa máy móc, thiết bị tại công ty; đồng thời kiểm tra, giám sát máy và thiết bị nhằm bảo đảm tính ổn định của dây chuyền sản xuất. Áp lực công việc với anh không hề nhỏ. Ấy vậy mà bằng lòng say mê, yêu công việc, cùng với kiến thức được đào tạo khá bài bản trong thời gian học nghề và kinh nghiệm thực tế, anh Công đã luôn vượt qua khó khăn trong công việc. Bám sát sản xuất, đam mê nghiên cứu sửa chữa nên anh biết được máy nào hay hỏng, hỏng ở đâu để bố trí thời gian sửa chữa sao cho nhanh nhất và bảo dưỡng thế nào để tuổi thọ máy đạt cao.

Trong công tác, anh Công đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo chi nhánh bổ sung, sửa đổi và ban hành quy chế quản lý kỹ thuật phù hợp với dây chuyền sản xuất, thiết lập lý lịch từng tổ máy, nhật ký theo dõi vận hành, sửa chữa trong từng giai đoạn. Thường xuyên trau dồi, học hỏi, nghiên cứu, trao đổi đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác kỹ thuật, thông qua đó để đưa ra những giải pháp kỹ thuật cũng như quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, anh Công tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, say mê nghiên cứu để có những giải pháp, sáng kiến chế tạo công cụ nâng đỡ, dụng cụ hỗ trợ phù hợp để rút ngắn thời gian cũng như giảm bớt và giải phóng sức lao động. Anh Công cho biết: Tôi luôn quan niệm rằng đã đi làm, phải làm việc thật sự và cống hiến hết mình. Vì vậy, tôi luôn nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Với tôi, niềm vui chính là đam mê trong công việc, là khát vọng được cống hiến và sáng tạo; hạnh phúc hơn khi những sáng kiến, sáng tạo ấy có tính ứng dụng cao, phục vụ tốt cho công việc, cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Với tinh thần cầu thị và lòng quyết tâm cao, trong 5 năm qua (2015-2020), anh Công đã có 7 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo hiệu ứng lan tỏa cho phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty. Một trong những sáng kiến quan trọng và có giá trị làm lợi trên 120 triệu đồng/năm của anh Công là “Cấy đồng gối đỡ bi bằng phương pháp hàn giảm áp”. Theo phương án sửa chữa trước đây, để khắc phục các gối đỡ bị mòn, công nhân thường sử dụng phương pháp tu nhám gối đỡ để duy trì độ chặt của gối đỡ và áo bi. Nhận thấy phương pháp tu nhám chỉ là một giải pháp tạm thời để đưa máy vào hoạt động phục vụ cấp nước nhưng không phù hợp với gối đỡ bằng chất liệu gang xám và không có tác dụng đối với những gối đỡ bị loét từ 0,5 - 1mm, anh Công bỏ ra hàng tháng trời để nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp sửa chữa gối đỡ bi bằng phương pháp hàn giảm áp. Ưu điểm của phương pháp này là các tổ máy hoạt động êm hơn, tuổi thọ của các vòng bi cao hơn từ 1,09 - 1,11 lần; kéo dài tuổi thọ vòng bi và phớt làm kín cổ trục; đồng thời tăng khối lượng nước sản xuất do rút ngắn thời gian dừng các tổ máy để sửa chữa, bảo dưỡng. Sáng kiến này của anh Công được đánh giá cao, áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất, được một số đơn vị cấp nước tại các tỉnh phía Bắc đến học tập kinh nghiệm và áp dụng.

Anh Lê Nhật Công cũng là chủ nhân của sáng kiến: “Gia công thiết bị tự trôi trong đường ống, cào và lấy vi sinh vật trong đường ống dẫn nước thô D600 ra ngoài”; “Giải pháp khắc phục phớt chắn dầu máy bơm định lượng phèn”; “Đấu chuyển đổi mạch điều khiển van điện tử bằng mạch điều khiển cơ điện”... Với những cải tiến kỹ thuật đó, anh đã làm lợi cho Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, anh luôn phát huy tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao; thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, tận tình chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao hiệu quả công việc. Từ năm 2015 đến nay, anh đã kèm cặp, đào tạo, nâng cao tay nghề cho 26 người thành công nhân kỹ thuật. Trong cuộc sống hàng ngày, anh luôn đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, bạn bè và tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua sản xuất, các hoạt động đoàn thể do công ty phát động.

Ông Lê Văn Quý, Chủ tịch công đoàn Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa, cho biết: “Đồng chí Lê Nhật Công rất chịu khó, làm việc năng nổ, nhiệt tình, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, anh rất say mê sáng tạo, năm nào cũng có sáng kiến cải tiến giúp ích cho doanh nghiệp. Đây là tấm gương sáng để các công nhân khác học tập”. Với những nỗ lực và lòng nhiệt tình trong công việc, sự tâm huyết với các ý tưởng sáng tạo, anh Lê Nhật Công đã 2 lần được tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ III – năm 2018; giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Thanh Huê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]