Chương trình quốc gia bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cá thể chim đại bàng thuộc loại động vật hoang dã quý hiếm đang được lực lượng kiểm lâm tỉnh Tây Ninh chăm sóc. (Ảnh: Giang Phương/TTXVN)
Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Chương trình phấn đấu bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài; bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Gia tăng số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được gây nuôi bảo tồn và tái thả về tự nhiên để phục hồi quần thể; đến năm 2030, đảm bảo ít nhất 03 loài được gây nuôi bảo tồn và tái thả lại tự nhiên; phấn đấu đạt 100% các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tiếp tục được hoàn thiện; tổ chức và năng lực quản lý được tăng cường, nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ, mối đe dọa và tác động tiêu cực đến quần thể và sinh cảnh sống của chúng.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ
Nhiệm vụ của Chương trình gồm: điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Đồng thời, mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Thực hiện bảo tồn chuyển chỗ đối với loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tới loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Động vật hoang dã được tái thả về môi trường tự nhiên. (Ảnh: TTXVN phát)
Giải pháp thực hiện Chương trình là hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường năng lực về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Đồng thời, tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Ngoài ra, cần huy động nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Loài cheo cheo (Tragulus kanchil) xuất hiện tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)
4 dự án, nhiệm vụ ưu tiên
Chương trình sẽ ưu tiên thực hiện 4 dự án, nhiệm vụ:
Điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Xây dựng và triển khai mô hình thí điểm bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Xây dựng và triển khai mô hình thí điểm nhân nuôi, tái thả phục hồi quần thể các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị đe dọa tuyệt chủng.
Xây dựng các kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có nguy cơ tuyệt chủng cao./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-09 15:15:00
Dự báo nguy cơ thiếu nước cục bộ tại nhiều khu vực trong mùa khô năm 2025
-
2025-01-09 06:30:00
Dự báo thời tiết 9/1: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày mưa nhỏ vài nơi
-
2025-01-08 08:53:00
“Tuyên chiến” với ô nhiễm không khí: Hành động vì bầu trời xanh, không khí sạch
Dự báo thời tiết 8/1: Không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam, Bắc bộ mưa rải rác
Thanh Hóa trời rét đậm trong những ngày tới
Khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe
Sáng nay, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí, TP Hồ Chí Minh thứ 4
Nhân rộng phong trào bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong trường học
Dự báo thời tiết 7/1: Thanh Hóa sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng hanh
Từ 9/1, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, trời rét cả ngày lẫn đêm
Thiên tai năm 2024: Đánh giá thiệt hại và bài học lớn