Chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để phát triển các ngành nghề ở khu vực nông thôn; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Nghề đan lát tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 1.200 lao động xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa).
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, nhiều mặt hàng đan lát không thể xuất khẩu, song những ngày này, người dân xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) vẫn giữ nhịp sản xuất nghề đan truyền thống. Bởi, không chỉ sản xuất những sản phẩm đan lát xuất khẩu, mà người dân địa phương còn sản xuất những mặt hàng như rổ, rá, nong, nia... phục vụ sản xuất, sinh hoạt, để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh, cho biết: Hiện, toàn xã có 500 hộ, với khoảng 1.200 lao động làm nghề, với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Thời gian gần đây, khi nền kinh tế chịu tác động của dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu suy giảm, thay vì sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, người dân chuyển sang những mặt hàng tiêu thụ tại thị trường nội địa để bảo đảm thu nhập. Hằng năm, nghề mây tre đan mang lại doanh thu khoảng 60 tỷ đồng. Mặc dù gặp không ít khó khăn, song nghề mây tre đan vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội của xã Hoằng Thịnh. Chính vì vậy, bên cạnh vận dụng linh hoạt những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển với làng nghề, nghề truyền thống, UBND xã còn khuyến khích, thu hút doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tập huấn, nâng cao tay nghề sản xuất và du nhập nghề mới, nhằm đa dạng nguồn thu nhập cho người lao động.
Theo thống kê của Sở Công Thương, toàn tỉnh có 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, có 87 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, tạo việc làm cho khoảng 80.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt là nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và nhóm làng nghề sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung các ngành nghề đã và đang được đầu tư, phát triển đúng hướng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết những nghề thu hút nhiều lao động, có sự phát triển ổn định đều tập trung ở khu vực đồng bằng, ven biển. Khu vực miền núi chưa có nhiều ngành nghề có sức thu hút lao động lớn. Số lượng làng nghề, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nhiều, song số lượng nghệ nhân trong các làng nghề ngày một ít, sức cạnh tranh và thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề nông thôn ngày càng hạn chế. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất của các nghề, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh thường nhỏ lẻ, chưa chú trọng đầu tư, cải tiến và áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Lao động ở các làng nghề phần lớn không qua đào tạo cơ bản nên khó tiếp thu công nghệ mới, tác phong sản xuất công nghiệp và ý thức hoạt động nghề còn mang tính thời vụ...
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, Sở Công Thương đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát triển nghề. Đồng thời, tập trung đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, có cơ chế khuyến khích các chuyên gia, nghệ nhân, thợ giỏi trong và ngoài địa phương tham gia dạy nghề. Đi đôi với đó, Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2026. Theo đó, để phát triển bền vững các ngành nghề nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cần xây dựng quy hoạch các cụm công nghiệp, cụm làng nghề; tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước... để khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, đổi mới, thay thế thiết bị máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Bài và ảnh: Thanh Hòa
{name} - {time}
-
10:42 sáng qua
Lợi ích của việc lập hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng
-
10:31 sáng qua
Bứt tốc cùng dự án trọng điểm: Thanh Hóa trên đường lớn! (Bài 2) - Những “cỗ máy tăng trưởng” mới
-
13:11 15/09/2021
Thủy điện Trung Sơn vận hành an toàn trong mùa mưa lũ
Thảo luận Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025
Những “ông lớn” nào đang đầu tư vào Thanh Hoá?
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng miền Trung và Tây Nguyên
Công bố Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Khởi công dự án lắp đặt MBA T2 Trạm 110kV Tĩnh Gia 2
Phương án tích nước hồ chứa nước Hàm Rồng, Xuân Thành và Bằng Lợi năm 2021
Sun Group – Từ khát vọng nâng tầm vị thế Việt Nam đến những hệ sinh thái tỷ đô
Kết quả thực hiện nghị quyết “tam nông” ở huyện Ngọc Lặc
Phương án tiêu thụ sản phẩm cây trồng theo từng cấp độ
Địa phương
Thời tiết
- 26°C - 33°CCó mây, không mưa
- 26°C - 30°CCó mây, không mưa
- Kết quả XSMN
- nhận làm luận văn cao học