(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được các lực lượng chức năng tăng cường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng với quy mô lớn và ngày càng tinh vi hơn.

Cần sự chủ động hơn từ doanh nghiệp trong xử lý vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ

Thời gian qua công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được các lực lượng chức năng tăng cường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng với quy mô lớn và ngày càng tinh vi hơn.

Cần sự chủ động hơn từ doanh nghiệp trong xử lý vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệĐội Quản lý thị trường số 7 hướng dẫn nhận biết hàng giả, hàng thật tại huyện Ngọc Lặc.

Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường QLTT - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, trong 11 tháng năm 2022 đơn vị đã bắt giữ và xử lý 178 vụ vi phạm trong lĩnh vực hàng giả và sở hữu trí tuệ, tăng khoảng 15 đến 20% so với năm 2021. Đặc biệt, phương thức sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các mặt hàng vi phạm về hàng giả và SHTT ngày càng tinh vi, có tổ chức liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia và đa dạng, phong phú về hình thức, chủng loại nên rất khó phát hiện, xử lý. Trong khi đó, năng lực, thiết bị chuyên môn của cơ quan chức năng chưa đủ mạnh, chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh này, khiến nhiều vụ việc bị kéo dài thời gian xác minh, xử lý.

Điển hình như ngày 17-5, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa đã phá thành công chuyên án P-223 đấu tranh với các đối tượng sản xuất hàng giả là phân bón, thu giữ 3.804 tấn phân các loại, đồng thời tạm giữ 100 tấn phân các loại có dấu hiệu làm giả. Sau quá trình củng cố hồ sơ tài liệu, ngày 30-5 cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Văn Cường, sinh năm 1982, quê quán TP Thanh Hóa là Giám đốc Công ty CP Sản xuất và Thương mại tổng hợp Cường Phát; Đỗ Tất Hội sinh năm 1982, quê quán huyện Hậu Lộc là công nhân sản xuất của công ty này về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” Quy định tại Điều 192, Bộ Luật hình sự.

Tiếp đó, ngày 8-6, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Toản Hà (kinh doanh đồng hồ, kính mắt) do ông Nguyễn Cảnh Toản làm chủ, địa chỉ tại thôn Đức Thành, phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Hộ kinh doanh này đã bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 16 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ 194 cái kính mắt thời trang giả mạo Gucci, Chanel....

Đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Thực hiện Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT, ngày 22-3-2021 của Tổng Cục Quản lý thị trường về Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025, thời gian vừa qua các lực lượng thực thi đã triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả và gian lận thương mại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan.

Tuy nhiên, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều khó khăn, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài nguyên nhân khách quan như phương thức thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp, tinh vi; hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ; hạn chế về nguồn lực; nhận thức của cộng đồng chưa được nâng cao... thì sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi còn nhiều hạn chế cũng là một nguyên nhân quan trọng. Nhiều vụ việc điều tra bị kéo dài là do thiếu sự phối hợp của chủ thể doanh nghiệp, bởi chỉ có chủ thể doanh nghiệp mới cung cấp được các hồ sơ, văn bằng cấp bảo hộ làm cơ sở cho công tác điều tra, xác định tội phạm.

Hiện nay, Cục Quản lý thị trường đang triển khai chương trình tuyên truyền các dấu hiệu nhận biết hàng thật, hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Mục đích của hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền nâng cao kỹ năng, kiến thức nhận biết hàng giả cho người tiêu dùng để hạn chế tối đa việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các DN cũng cần có trách nhiệm song hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm với việc hướng dẫn, chỉ rõ cho người tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả, cũng như công khai các kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt tới tận tay người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp... Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa và chủ động khiếu nại khi bị xâm phạm nhãn hiệu.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]