(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, hoạt động của “Hội thánh Đức chúa trời Mẹ” đã và đang lan rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Những hoạt động tôn giáo trái pháp luật của “Hội thánh Đức chúa trời Mẹ” đã trở nên nóng hơn bao giờ hết, để lại nhiều hệ lụy, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngăn chặn tà đạo

Thời gian gần đây, hoạt động của “Hội thánh Đức chúa trời Mẹ” đã và đang lan rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Những hoạt động tôn giáo trái pháp luật của “Hội thánh Đức chúa trời Mẹ” đã trở nên nóng hơn bao giờ hết, để lại nhiều hệ lụy, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến việc truyền đạo trái phép của Hội thánh Đức chúa trời mẹ. Ảnh: Ngọc Hưng

“Hội thánh Ðức chúa trời Mẹ” xuất hiện ở Thanh Hóa từ năm 2015, đến nay đã mở rộng ra 19 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh với hơn 230 người tham gia. Khác với các tôn giáo đã được công nhận, giáo lý của “Hội thánh Ðức chúa trời Mẹ” có một số nội dung mang tính chất tà giáo, không đúng với kinh thánh, nặng về mê tín dị đoan. Các đối tượng cầm đầu đã sử dụng nhiều chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo, chủ yếu là phụ nữ, người già, học sinh, sinh viên tham gia. Hoạt động của nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Khi người dân tham gia tà đạo này đã bỏ học, bỏ làm để đi theo, gây mâu thuẫn gia đình (không sinh hoạt vợ chồng); gây xung đột văn hóa (phá bỏ bàn thờ tổ tiên) và có dấu hiệu lợi dụng giáo lý để lôi kéo, trục lợi, trích nguồn thu 10% để đóng góp vào tổ chức. Rồi nguy hại khôn cùng là chúng tuyên truyền mê tín dị đoan, như: Thế giới tận thế, không làm mà vẫn có ăn; thậm chí sớm về “thiên đường” để được hưởng sung sướng... Vì vậy, sau khi tham gia “Hội thánh Ðức chúa trời Mẹ” nhiều người sống vô trách nhiệm với người thân, ruồng rẫy ông bà, cha mẹ vì cho rằng mình do Đức Chúa trời sinh ra. Nguy hiểm hơn, một số thành viên tự xưng là cầm đầu “Hội thánh Ðức chúa trời Mẹ” lại vốn đã hoặc đang là đối tượng bị cơ quan chức năng điều tra vì đã có hành vi vi phạm pháp luật, như: Cờ bạc, trộm cắp, tội phạm, nghiện hút...

Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng đối với mọi người dân, nhưng cũng nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội. Mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi; xâm hại đạo đức xã hội, phản giáo dục, đi ngược đạo lý và thuần phong mỹ tục, cần phải bị lên án và loại trừ ra khỏi đời sống. Do đó, để cái gọi là “Hội thánh Ðức chúa trời Mẹ” không thể tiếp tục lén lút truyền bá, tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp, tổ chức quần chúng ở các địa phương cần phối hợp, tổ chức các hoạt động cần thiết để một mặt tuyên truyền rộng rãi trong xã hội, nhất là giới trẻ, nhằm vạch rõ tính chất phạm pháp và bản chất phản văn hóa của “Hội thánh Ðức chúa trời Mẹ”, mặt khác giáo dục, vận động để nâng cao nhận thức, cảnh tỉnh người dân trước các chiêu trò lôi kéo. Từ đó tích cực tham gia đấu tranh, kịp thời thông báo với chính quyền, cơ quan chức năng tại địa phương khi phát hiện có đối tượng tuyên truyền, lôi kéo tham gia tà đạo để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.

Bên cạnh đó, mỗi người dân hãy là một tuyên truyền viên tích cực “nhập cuộc” cùng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và các tổ chức hội đoàn thể, chính trị xã hội trong việc tuyên truyền những tác hại, hệ lụy của việc tham gia tà đạo. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và nâng cao nhận thức bài trừ tà đạo là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn dân.

Xuân Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]