(Baothanhhoa.vn) - Chi bộ là tế bào của đảng, hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đặc biệt, tỉnh ta đang đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) thì việc quan tâm củng cố chi bộ đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ đảng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ đảng nông thôn miền núi

Chi bộ là tế bào của đảng, hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đặc biệt, tỉnh ta đang đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) thì việc quan tâm củng cố chi bộ đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ đảng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay...

Cán bộ, nhân dân bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn) tham gia xây dựng nhà văn hóa. Ảnh: Xuân Minh

Đến tháng 8-2017, 11 huyện miền núi có 490 tổ chức cơ sở đảng (196 đảng bộ xã, thị trấn, 221 chi bộ cơ sở), 3.192 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó có 1.889 chi bộ thôn, bản, 1.303 chi bộ cơ quan, với hơn 52.488 đảng viên. Các chi bộ đảng ở khu vực này luôn nỗ lực trong việc lãnh đạo, động viên nhân dân phát huy nội lực, đoàn kết, nhất trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm quốc phòng – an ninh ở khu vực miền núi xứ Thanh...

Đồng chí Phạm Bá Diệm, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa cho biết: Các chi bộ trên địa bàn huyện đã phát huy được vai trò hạt nhân của mình, đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; phòng chống tệ nạn xã hội... Đặc biệt, trong xây dựng NTM, với vai trò là tế bào, hạt nhân chính trị ở cơ sở, các chi bộ đã không ngừng tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM. Qua đó, nhiều hộ gia đình đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của nhằm thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra.

Điển hình như Đảng bộ xã Xuân Phú trong những năm qua đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, mỗi đảng viên đã phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” từ đó đã khơi dậy tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Năm 2010, khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, xã Xuân Phú mới đạt 2/19 tiêu chí. Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò hạt nhân là các chi bộ đảng. Mỗi đảng viên ở từng chi bộ là một tuyên truyền viên tích cực, là cầu nối giữa đảng với nhân dân, tạo sự đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, từng bước hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM. Đến năm 2016, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên... Bằng việc phát huy vai trò của chi bộ đảng trong xây dựng NTM, xã Xuân Phú đã huy động được gần 60 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 20 tỷ đồng, còn lại nhân dân tự nguyện đóng góp sức người, sức của được trên 40 tỷ đồng... Xã Xuân Phú hoàn thành xây dựng NTM đã và đang tạo động lực, có sức lan tỏa rộng khắp, tạo khí thế sôi nổi trong thi đua xây dựng NTM ở nhiều bản làng vùng cao của huyện Quan Hóa.

Vai trò lãnh đạo của chi bộ đảng cũng được phát huy khi chúng tôi được tận mắt chứng kiến những đổi thay vượt bậc ở bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn). Bản Sại trước kia là bản nghèo nhất xã. Khi được chọn làm điểm xây dựng NTM, cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Sại luôn nhận thức rõ đây là vinh dự lớn nhưng cũng hết sức nặng nề. Đồng chí Hà Văn Thọ, bí thư chi bộ kiêm trưởng bản cho biết: Trong quá trình triển khai, thực hiện, chi bộ lấy phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Từ đó, tinh thần đoàn kết, chung sức của nhân dân được phát huy, tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn lực. Các mục tiêu, tiêu chí đã được nhân dân tích cực tham gia bằng những công việc cụ thể, thiết thực, bởi vậy đã huy động nhân dân đóng góp được 485 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa, 78 triệu đồng bê tông hóa gần 500m đường giao thông; 1.000 ngày công làm nhà văn hóa, đường giao thông bản. Nhiều mô hình phát triển kinh tế cũng được nhân dân áp dụng, như: Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP; cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như luồng, vầu nứa, xoan lai, lát hoa; mô hình chăn nuôi gà, vịt, bò đạt hiệu quả cao... Đến nay, trong bản chỉ còn 7 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26 triệu đồng/năm; bản Sại đã hoàn thành 14/14 tiêu chí NTM.

Đảng bộ huyện Như Thanh có 43 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, 319 chi bộ dưới đảng bộ với trên 4.000 đảng viên, trong đó có 195 chi bộ nông thôn. Trước năm 2010 vẫn còn một số thôn, bản chưa có đủ đảng viên nên phải sinh hoạt ghép, chất lượng của chi bộ, bí thư chi bộ, chi ủy viên nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu đề ra... Trước tình hình đó, Huyện ủy Như Thanh đã ban hành nghị quyết chuyên đề về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ đảng và đảng viên trong tình hình mới”, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực đối với chi bộ nông thôn. Quá trình triển khai thực hiện, huyện Như Thanh đã đạt được những kết quả bước đầu, đến năm 2012 tất cả các thôn, bản đều có đủ đảng viên để thành lập chi bộ; chất lượng chi bộ trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng dần hàng năm. Điều quan trọng hơn là năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ đã được cải thiện và nâng lên một bước; phần đông các chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội, như: Đẩy mạnh trồng rừng sản xuất; phát triển kinh tế lâm nghiệp; áp dụng kỹ thuật bón phân viên dúi sâu cho lúa; huy động sức dân để thực hiện Chương trình xây dựng NTM; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội... Từ kết quả trên, một số lĩnh vực được tỉnh đánh giá là điểm sáng, được chỉ đạo nhân ra diện rộng...

Từ thực tiễn cho thấy, vai trò lãnh đạo của chi bộ đảng nông thôn miền núi tỉnh ta đã phát huy và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo, thì cũng có không ít chi bộ còn thụ động trong việc triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cấp ủy đề ra. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu chưa ngang tầm với vai trò hạt nhân chính trị; một số đảng viên sống thiếu mẫu mực, ngại tiếp xúc với quần chúng... Đây là nguyên nhân khiến có nhiều chi bộ tuy đông đảng viên nhưng chất lượng lãnh đạo vẫn thấp; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ hạn chế dẫn đến hoạt động của các chi hội đoàn thể quần chúng kém hiệu quả...

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đảng nông thôn miền núi, theo đồng chí Lê Đức Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong thời gian tới cần tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Coi trọng bồi dưỡng nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, những chủ trương chính sách mới đến từng đảng viên. Đặc biệt, quan tâm lựa chọn đội ngũ bí thư chi bộ phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh, lòng nhiệt tình, có năng lực thực tiễn về công tác đảng, công tác vận động quần chúng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức sinh hoạt chi bộ. Phải gắn kết chặt chẽ việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ với việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên sơ kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót, xử lý tốt những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân. Bên cạnh đó, phải phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân, khơi dậy sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực, đoàn kết toàn dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao...


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]