(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hóa, vừa có đầy đủ các hình thái địa – văn hóa, vừa chứa đựng trong đó những thành tố văn hóa đa dạng, đặc sắc. Thanh Hóa cũng là địa phương có hàng trăm làng nghề và nghề truyền thống, với nhiều sản phẩm độc đáo, giàu bản sắc. Đây chính là tiềm năng, lợi thế để đưa sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương, sản phẩm khu vực nông thôn trở thành hàng hóa, đạt tiêu chuẩn quốc gia, vươn tới ngang tầm với quốc tế. Đồng thời, tạo động lực để các chủ thể sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm, gắn với kết tinh giá trị văn hóa xứ Thanh trong mỗi sản phẩm OCOP.

Khơi nguồn sáng tạo, kết tinh giá trị văn hóa xứ Thanh trong mỗi sản phẩmOCOP

Thanh Hóa là tỉnh có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hóa, vừa có đầy đủ các hình thái địa – văn hóa, vừa chứa đựng trong đó những thành tố văn hóa đa dạng, đặc sắc. Thanh Hóa cũng là địa phương có hàng trăm làng nghề và nghề truyền thống, với nhiều sản phẩm độc đáo, giàu bản sắc. Đây chính là tiềm năng, lợi thế để đưa sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương, sản phẩm khu vực nông thôn trở thành hàng hóa, đạt tiêu chuẩn quốc gia, vươn tới ngang tầm với quốc tế. Đồng thời, tạo động lực để các chủ thể sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm, gắn với kết tinh giá trị văn hóa xứ Thanh trong mỗi sản phẩm OCOP.

Khơi nguồn sáng tạo, kết tinh giá trị văn hóa xứ Thanh trong mỗi sản phẩmOCOPCác sản phẩm nước tẩy rửa của Công ty TNHH Fuwa Biotech được làm từ vỏ dứa, nên hết sức thân thiện với môi trường. Ảnh: Anh Ngọc

Chế tạo ra sản phẩm tẩy rửa từ... vỏ dứa

Người phụ nữ trạc ngoài 30 tuổi, có nước da trắng trẻo, dáng người nhỏ nhắn nhưng là tác giả của gần chục sản phẩm tẩy rửa đã góp mặt trên thị trường. Đó là chị Bùi Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Fuwa Biotech (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa).

Chị Ngọc tâm sự: Dứa vốn là loại trái cây tuyệt vời của vùng khí hậu nhiệt đới. Không chỉ là thức uống bổ dưỡng, dứa còn có vô vàn những tác dụng diệu kỳ đối với sức khỏe con người. Thanh Hóa có những vùng đồi núi thấp ở các địa phương như Thạch Thành, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn... đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, là điều kiện lý tưởng để hình thành nên những vùng chuyên canh dứa sạch với sản lượng lớn và chất lượng cao, trở thành đặc sản của địa phương mà không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của cây dứa thiếu ổn định, người nông dân bao năm gắn bó với nghề trồng dứa không thể vừa lo “đầu vào”, vừa lo “đầu ra” cho sản phẩm. Những chuyến hàng buôn bán nhỏ lẻ, những vườn dứa vàng ươm đến ngày thu hoạch vẫn nằm chờ...; thậm chí có những mùa dứa, nông dân phải xót xa thu hoạch dứa và tìm chỗ đổ đi... Là người con của quê hương đất dứa, hiểu được nỗi trăn trở của người nông dân, bao năm tôi đã lặn lội tìm hướng đi cho đặc sản quê mình...

Chị Ngọc thoạt nghĩ, xuất khẩu dứa quả, hay làm nước ép dứa đều là những phương án mà các doanh nghiệp đi trước đã làm. Nhưng để làm ra các sản phẩm tẩy rửa từ dứa thì hầu như rất ít doanh nghiệp làm được. Sau bao năm nỗ lực tìm kiếm, cho đến một ngày chị tình cờ được nghe câu chuyện về Tiến sĩ Rosukon – chuyên gia nghiên cứu Eco enzyme hàng đầu thế giới. Bằng phương pháp ngâm ủ thủ công và lên men tự nhiên từ vỏ trái cây, đem đến những sản phẩm sinh học, xanh cho trái đất, sạch cho môi trường, tốt cho sức khỏe cộng đồng.

Chị như đạo sĩ tìm được chân kinh bao lâu kiếm tìm. Chị lao vào tìm hiểu, nghiên cứu và thật hạnh phúc khi biết được nhiều tác dụng của quả dứa. Trong vỏ dứa có rất nhiều a xít hữu cơ, đó chính là chất tẩy rửa tự nhiên. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các loại vỏ trái cây giàu vitamin, tinh dầu khác như: vỏ cam, vỏ chanh, vỏ bưởi,... để tăng thêm tính tẩy rửa, kháng khuẩn và mềm mại da tay. Năm 2017, với rất nhiều nỗ lực chị đã cho ra đời thành công sản phẩm đầu tiên là nước rửa chén. Sau đó, chị liên tục cải tiến công thức, quy trình ngâm ủ và nghiên cứu chế phẩm các sản phẩm khác như: nước rửa tay, lau sàn, xịt khử mùi... Năm 2018 chị đã tiến hành bán thử sản phẩm trong quy mô nhỏ để đánh giá và xây dựng thương hiệu Fuwa3e. Các sản phẩm Fuwa3e là những chế phẩm tẩy rửa sinh học hoàn toàn tự nhiên, không chất tạo màu, không hóa chất độc hại, thích hợp với cả trẻ em và những người có làn da nhạy cảm.

Để chuyên nghiệp hóa và đem lại giá trị nhiều hơn cho xã hội, tháng 1-2019, Công ty TNHH Fuwa Biotech được thành lập. Fuwa Biotech vinh dự là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vì môi trường. Hiện công ty có 3 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, gồm: nước rửa chén (3 sao), nước giặt và nước lau sàn (4 sao). Các sản phẩm này đã có mặt tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng đồ sơ sinh Mẹ và bé Jim Tồ (TP Thanh Hóa) và 24 tỉnh, thành trong cả nước có đại lý phân phối. Công ty đang phấn đấu lọt vào top 10 doanh nghiệp trên thế giới trong ngành tẩy rửa và có 1 sản phẩm xếp hạng 5 sao OCOP vào năm 2022. Với những bước tiến dựa trên nền tảng của lòng khao khát cống hiến cho xã hội, chị Ngọc luôn giữ vững niềm tin và truyền cảm hứng, khích lệ tinh thần cho mình và mọi người, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chứa đựng những giá trị “tài nguyên nhân văn”

Nhắc tới Nga Sơn, người ta nghĩ ngay đến câu ca:

“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”.

Vì sao chiếu Nga Sơn lại nổi tiếng như vậy? Bởi cây cói sinh trưởng và phát triển ở các xã vùng biển, nơi có đất đai màu mỡ. Vì thế đã tạo nên những sợi cói nhỏ dài, mềm và óng mượt. Theo lời kể của các cụ xưa rằng, chiếu cói Nga Sơn cùng với chiếu Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật phẩm cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng. Trải qua hàng trăm năm tồn tại với không ít thăng trầm, chiếu Nga Sơn đã làm nên thương hiệu cho địa phương, góp phần tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tiếp nối nghề truyền thống của địa phương và gia đình, Công ty TNHH Ngân Khương (xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn) được thành lập với mục tiêu gìn giữ và phát triển nghề chiếu cói và thủ công mỹ nghệ gắn với cây cói và nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương. Công ty đang từng bước đưa thương hiệu chiếu cói dệt thủ công, thảm cói trải sàn, chiếu xách tay, hộp đựng đồ, túi du lịch Ngân Khương phát triển lớn mạnh ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Âu. Giờ đây, người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu tính sáng tạo của những người thợ đã trở thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét họa tiết, hoa văn tinh xảo.

Mang tên một vùng đất quý hương, nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang là sản phẩm OCOP 3 sao của xã Hà Long (Hà Trung). Tên gọi sản phẩm cho chúng ta hiểu thêm về con người và lịch sử của vùng đất này. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nơi đây có sản phẩm tiến vua, đó là gạo nếp cái hoa vàng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không còn lệ tiến vua nữa, nhưng Nhân dân vẫn cấy lúa nếp cái hoa vàng để tiêu thụ nội bộ. Theo lời các bậc cao niên, lúa nếp cái hoa vàng phải cấy trên chân đất thịt nhẹ. Gạo nếp có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng. Cây lúa nếp cái hoa vàng được gieo mạ vào đầu tháng 5 âm lịch, tuổi mạ khoảng 30 - 35 ngày, khi mạ đẻ nhánh thì mới đem đi cấy. Thời vụ cấy vào đầu tháng 6 âm lịch và trỗ vào đầu tháng 9 âm lịch, khi thời tiết ngày nắng hanh, đêm sương lạnh. Lúa được thu hoạch vào đầu tháng 10 âm lịch, Nhân dân có lệ tổ chức cơm mới và tiết trùng thập ngày 10-10 âm lịch hàng năm.

Trước đây, xã có quy hoạch một số diện tích cấy lúa nếp cái hoa vàng, song do phòng trừ sâu bệnh, dự tính, dự báo không tốt, phun phòng không đảm bảo, nên bị sâu bệnh phá hoại, có năm mất trắng, mất giống từ đó. Năm 2008, lãnh đạo địa phương giao HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hà Long đi mua giống tại Công ty Giống cây trồng Trung ương để khôi phục lại giống lúa nếp cái hoa vàng. Sau một vài vụ cấy thử nghiệm trên diện tích 10 ha, đến nay cây lúa nếp cái hoa vàng đã “bám rễ” với đồng đất xã Hà Long với diện tích lên đến gần 200 ha và dự kiến sẽ còn mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Ai đã có dịp về xứ Thanh đều không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà của món bánh lá răng bừa Xuân Lập (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân). Gắn với điển tích có thật trong lịch sử, khi Vua Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày bừa trong lễ hội đầu năm. Để tưởng nhớ công lao của vị vua anh minh này, người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập đã làm nên chiếc bánh lá răng bừa để tiến vua. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với biết bao thăng trầm và biến cố nhưng hương vị của món bánh lá răng bừa vẫn được giữ gìn và lưu truyền cho đến ngày nay. Bánh lá răng bừa mang hình ảnh của chiếc răng bừa, nhằm tưởng nhớ đến vị minh quân lừng lẫy một thời. Qua đó, thể hiện thành quả lao động cần cù, chăm chỉ của người dân nơi đây, với chiếc bừa – công cụ lao động thân thuộc của người nông dân.

Để làm nên món bánh trứ danh này, không thể thiếu nhân bánh được làm từ thịt ba chỉ, hành khô tẩm ướp nêm đều với hạt tiêu, muối. Chiếc bánh được những người thợ khéo léo bọc trong lá chuối tươi đã được hơ nóng, hay lá dong xanh, tạo thành những chiếc bánh nhỏ xinh, nhìn giống như những chiếc răng bừa. Bánh được xếp vào trong chõ hấp. Khi mùi thơm của nhân bánh hòa cùng mùi bột gạo tỏa ra hương thơm ngào ngạt căn bếp nhỏ cũng là lúc bánh vừa chín. Khéo léo mở lớp lá bên ngoài và cắn thử một miếng, ngay lập tức vị ngọt của thịt quyện cùng chút cay cay của hạt tiêu chạm vào đầu lưỡi, lại chấm với một chút nước mắm cốt nữa thì còn gì bằng!

... Có khá nhiều sản phẩm OCOP nói lên câu chuyện lịch sử, văn hóa của mỗi vùng đất, con người xứ Thanh. Mỗi câu chuyện sản phẩm thực sự đã chuyển tải được vô vàn những giá trị “tài nguyên nhân văn” ở trong đó. Từ ấy, lan tỏa những suy nghĩ, hành động tích cực, kích thích nhiều chủ thể sáng tạo hơn nữa, với mong muốn xây dựng một xã hội phồn vinh, hạnh phúc và thịnh vượng.

Nguyễn Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]