(Baothanhhoa.vn) - Câu chuyện của dịch bệnh đã và đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với quốc gia, toàn xã hội, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Năm học 2019-2020 sau khi cho học sinh nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch, Bộ GD&ĐT đã buộc phải giảm tải chương trình phổ thông, còn năm học 2020-2021 rất nhiều trường, trong đó có các trường học ở TP Thanh Hóa và một số địa phương trong tỉnh đã phải kết thúc năm học sớm hơn so với khung chương trình.

Giáo dục thích ứng và vai trò của “người thầy công nghệ”

Câu chuyện của dịch bệnh đã và đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với quốc gia, toàn xã hội, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Năm học 2019-2020 sau khi cho học sinh nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch, Bộ GD&ĐT đã buộc phải giảm tải chương trình phổ thông, còn năm học 2020-2021 rất nhiều trường, trong đó có các trường học ở TP Thanh Hóa và một số địa phương trong tỉnh đã phải kết thúc năm học sớm hơn so với khung chương trình.

Giáo dục thích ứng và vai trò của “người thầy công nghệ”Cô và trò Trường THPT Đào Duy Từ. Ảnh: Phong Sắc

Yêu cầu đảm bảo kiến thức cho học sinh và khả năng đến trường của cả thầy và trò đã có những thời điểm rất bế tắc, trở thành nghịch lý. Nghỉ học dài ngày thì không được mà tổ chức học trực tuyến thì trang thiết bị, hạ tầng viễn thông, công tác thiết kế bài giảng sao cho phù hợp là một thách thức đặt ra với cả cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và giáo viên. Cùng với đó không phải học sinh nào cũng có thể đảm bảo điều kiện để học online.

Đến tháng 11-2021, ở Thanh Hóa đã ghi nhận nhiều học sinh là F0, rất nhiều giáo viên, học sinh là F1, phải thực hiện cách ly y tế. Tại thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn nhiều trường học vẫn phải cho học sinh nghỉ học.

Nhiều người hy vọng khi các địa phương đang đẩy nhanh các biện pháp miễn dịch cộng đồng như bao phủ vắc-xin phòng, chống COVID-19, xét nghiệm tầm soát hay tăng cường kiểm soát người trở về từ vùng dịch, thực hiện nghiêm công tác cách ly y tế đối với các đối tượng nguy cơ cao, thì dịch bệnh sẽ được kiểm soát, hoạt động giáo dục sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia y tế, để trở về trạng thái “zero COVID-19” lúc này là chưa thể. Thay cho thụ động chờ đợi, ngành GD&ĐT phải chuyển đổi nhanh chóng, thích ứng theo Quy định tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành ngày 5-11-2021.

Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, các nhà mạng đã đầu tư nâng cấp, mở rộng diện phủ sóng và thực hiện “sóng miễn phí” cho học sinh nghèo. Cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã quyên góp được nhiều máy tính tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có cơ hội được bình đẳng học tập.

Cùng với việc đảm bảo trang thiết bị để chủ động dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh, cũng đặt ra yêu cầu ngành GD&ĐT phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến. Không vì khó khăn mà tự ý cắt xén, thay đổi chương trình hoặc đánh giá không thực chất việc học, việc thi...

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14326/UBND-VX về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, đảm bảo chương trình và mục tiêu chất lượng GDĐT ứng phó với đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó nhấn mạnh việc thực hiện rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến, nhất là phải nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và đào tạo từ xa đảm bảo hiệu quả, chất lượng; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của các phương thức này. Các cơ sở GD&ĐT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi việc tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra, đánh giá sang hình thức trực tuyến cho phù hợp với tình hình dịch bệnh, cấp độ dịch bệnh có thể xảy ra...

Có thể nói, chính trong hoàn cảnh không tưởng ấy chúng ta đã và đang vượt lên với cách làm linh hoạt. Việc dạy học trực tuyến có thể vẫn còn những hạn chế, nhưng bước đầu đã giải được bài toán về việc học, việc thi.

Để chủ động đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến phòng bị khả năng dịch bệnh COVID-19 có thể còn kéo dài, thì sự đổi mới của người thầy là hết sức quan trọng bên cạnh việc tăng cường trang thiết bị công nghệ. Giáo viên phải nâng cấp về tư duy, đổi mới cách tiếp cận, để vừa làm chủ công nghệ vừa làm chủ bài giảng trên nền tảng công nghệ số. Đừng nghĩ rằng học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, câu chuyện dăm bữa, nửa tháng mà nhẩn nha chờ ngày hết dịch.

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) năm nay thêm lần nữa toàn xã hội dành sự tri ân đến đội ngũ nhà giáo, mong những người thầy đã tận tụy cống hiến càng tận tụy hơn. Đã đổi mới càng đổi mới, sáng tạo hơn nữa để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu dạy và học trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay.

Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]