(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 2 năm xuất hiện và diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, đến nay đại dịch COVID-19 vẫn tấn công hết đợt này đến đợt khác với sự xuất hiện liên tục của những biến thể mới của vi-rút SARS-CoV-2 làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của worldometers.info, đến sáng 15-9, thế giới ghi nhận trên 226,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,66 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Chung một quyết tâm

Sau gần 2 năm xuất hiện và diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, đến nay đại dịch COVID-19 vẫn tấn công hết đợt này đến đợt khác với sự xuất hiện liên tục của những biến thể mới của vi-rút SARS-CoV-2 làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của worldometers.info, đến sáng 15-9, thế giới ghi nhận trên 226,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,66 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Chung một quyết tâmĐồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tiễn chuyến tàu đưa hàng hóa hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vào TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Hiếu

Việt Nam đang phải trải qua đợt dịch COVID-19 thứ tư, phức tạp hơn, khó kiềm chế hơn và gây hậu quả lớn hơn 3 đợt dịch trước. Trong đợt dịch này, nhiều biến thể mới với tốc độ lây lan rất nhanh khiến số ca mắc và tử vong tăng mạnh, nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Tính từ đầu dịch đến ngày 15-9, toàn quốc có 642.814 người nhiễm bệnh, 16.186 người tử vong. Nhiều địa phương phải thực hiện phong tỏa, giãn cách dài ngày để phòng, chống dịch. Khó khăn chồng chất khi trang thiết bị y tế thiếu, nhân lực điều trị không đủ đáp ứng nhu cầu. Nhiều người lao động phải nghỉ việc, giãn cách gặp không ít khó khăn...

Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với quyết tâm cao, quyết liệt, khẩn trương, “chống dịch như chống giặc” cùng sự đồng lòng của toàn dân nhằm từng bước kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Hơn lúc nào hết, truyền thống đoàn kết, yêu thương, sẻ chia của người Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng" lại trỗi dậy. Mặc dù vẫn đang phải căng mình thực hiện công tác phòng chống dịch tại địa phương, nhưng các tỉnh khu vực phía Bắc và miền Trung đều đồng lòng hướng về TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, tích cực chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống dịch. Đâu đâu cũng quyên góp, ai ai cũng muốn chung tay chia sẻ, từ những vật dụng cần thiết nhất cho công cuộc phòng chống dịch đến lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày giúp người dân vùng giãn cách vượt qua khó khăn, yên tâm ở nhà phòng chống dịch. Chỉ tính riêng tỉnh Thanh Hóa, trong đợt dịch thứ tư này, hàng chục tỷ đồng, hàng trăm tấn nhu yếu phẩm của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh hỗ trợ đã kịp thời chuyển đến đồng bào miền Nam ruột thịt.

Những đoàn xe chở hàng hóa thiết yếu nườm nượp tiến vào Nam; những chuyến máy bay chở hàng ngàn cán bộ y tế Trung ương và các tỉnh tăng cường cho miền Nam; hàng triệu liều vắc-xin được ưu tiên phân bổ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam... cho thấy tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt” một lần nữa lại được tỏa sáng. Ngay tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, trong các bệnh viện dã chiến, đội ngũ thầy thuốc đang gồng mình ngày đêm chữa trị cho bệnh nhân; nhiều sáng kiến, phương pháp điều trị mới được áp dụng mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh. Ngoài cộng đồng, nhiều mô hình “Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19”, “ATM gạo”, “ATM Oxy”..., đã lan tỏa tình người ấm áp, giúp nhau vượt qua những ngày gian khó.

Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo, thời gian tới các biến thể mới và nguy hiểm hơn của vi rút CORONA chủng mới gây bệnh COVID-19 có khả năng lây lan khắp toàn cầu khiến việc chống dịch càng khó khăn hơn. Vì thế, các cấp, các ngành và mỗi người dân cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “xã, phường, thị trấn phải thực sự là “pháo đài”; người dân phải thực sự là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng chống dịch”.

Chung một quyết tâm, cùng nhau hành động quyết liệt, khẩn trương, nhất định Việt Nam sẽ “từng bước kiểm soát, đẩy lùi và thích ứng với dịch bệnh” như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhận định.

Đức Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]