(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh tình trạng một bộ phận người dân mua bán, tàng trữ, sử dụng các loại súng tự chế vẫn tái diễn phức tạp và đã gây ra những hậu quả đau lòng dù lực lượng chức năng đã có rất nhiều cảnh báo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Súng tự chế và những hiểm họa khôn lường

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh tình trạng một bộ phận người dân mua bán, tàng trữ, sử dụng các loại súng tự chế vẫn tái diễn phức tạp và đã gây ra những hậu quả đau lòng dù lực lượng chức năng đã có rất nhiều cảnh báo.

Súng tự chế và những hiểm họa khôn lường

Lực lượng công an kiểm đếm số lượng súng tự chế do người dân giao nộp.

Hiện nay, hoạt động mua bán, sử dụng các loại súng tự chế, vật liệu nổ và mua bán các máy móc chế tạo loại vũ khí này diễn biến hết sức phức tạp. Chỉ cần lên mạng internet gõ tìm kiếm sẽ có rất nhiều địa chỉ, số điện thoại quảng cáo giao bán các loại súng tự chế như: Súng bắn bi, súng bắn đạn hoa cải, súng cồn hơi... với giá chỉ khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/khẩu. Việc mua bán, chế tạo diễn ra dễ dàng cùng với thói quen tàng trữ sử dụng súng tự chế nhằm mục đích săn bắn của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh cũng khiến công tác quản lý, giám sát gặp không ít khó khăn. Cùng với những vụ cố ý giết người, gây thương tích, thời gian qua, súng tự chế cũng gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng, làm mất trật tự an ninh, gây dư luận xấu trong xã hội. Điển hình là vụ xảy ra ngày 18-2-2019, Triệu Văn Minh, sinh năm 1984 mang súng tự chế đi lên khu đồi gần làng Ngọc Sơn, xã Cẩm Sơn (Cẩm Thủy) để săn chim chóc, thú rừng. Lúc này, anh Cường (sinh năm 1995, ngụ cùng địa chỉ) cũng lên vạt đồi gần đó để đi săn. Trong lúc giăng bẫy dụ muông thú, anh Cường đã núp trong bụi cây, bật loa điện thoại di động giả tiếng gà rừng gáy để dụ con mồi. Khi đi tới khu đồi anh Cường đang giăng bẫy, nghe tiếng gà gáy, Minh không biết anh Cường đang núp trong bụi cây mà tưởng là gà rừng thật nên đã nổ súng về phía bụi cây. Sau loạt đạn, anh Cường gục tại chỗ, Minh biết bắn nhầm người đã hô hoán và cùng người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên, nạn nhân đã tử vong khi được đưa tới bệnh viện. Cách đó không lâu, vào đêm 1-2, Vũ Văn Phong, sinh năm 1998, trú tại xã Cát Tân (Như Xuân) đã lên thị trấn Yên Cát tìm gặp anh Phạm Văn Ngọc (sinh năm 1989, trú tại thị trấn Yên Cát) để nói chuyện, giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Phong đem theo một khẩu súng tự chế theo người. Trong lúc nói chuyện, giữa Phong và anh Ngọc tiếp tục xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc lời qua tiếng lại, Phong bất ngờ rút khẩu súng tự chế bắn 7 phát đạn vào người anh Ngọc. Gây án xong, đối tượng Phong đã bỏ trốn khỏi hiện trường, còn anh Ngọc bị thương nặng trong tình trạng nguy kịch, được người dân kịp thời đưa đi cấp cứu. Sau đó, được sự vận động của gia đình, đối tượng Vũ Văn Phong đã tới cơ quan công an đầu thú. Trước đó, ngày 13-6-2018, Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Võ Sỹ Thìn, Lê Xuân Quý, ở TP Thanh Hóa về tội “giết người” và “sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”. Trước đó, do mâu thuẫn trong khi đi đòi nợ thuê, Võ Sỹ Thìn và Lê Xuân Quý đến cửa hàng tài chính Tín Nhất, ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa dùng súng tự chế và súng K54 bắn bị thương một người trong công ty này...

Trung tá Lê Văn Kỳ, Phó đội Trưởng Đội án 2, Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh cho biết: Mặc dù các loại súng tự chế có sức công phá rất mạnh và được đưa vào danh mục các loại vũ khí cấm cá nhân sở hữu, tàng trữ, song còn nhiều người, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn lén lút tàng trữ, sử dụng loại vũ khí này để săn bắn chim, thú và coi là vật phòng thân khi đi rừng. Ngoài các súng tự chế của đồng bào các dân tộc, còn xuất hiện các loại súng tự chế mới như súng bút, súng bắn đạn bi, súng hơi cồn. Sở dĩ xuất hiện các loại súng này do công nghệ chế tạo rất đơn giản. Vật liệu thì rẻ tiền, dễ kiếm nên các đối tượng chế tạo để săn bắn chim muông, một số đối tượng sử dụng để gây án, phạm tội, chống người thi hành công vụ. Trong nhiều vụ thanh trừng nhau, nhiều vụ án mạng trên địa bàn tỉnh các đối tượng đều sử dụng súng. Trong năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra gần 50 vụ sử dụng súng giết người, bắn nhau gây thương tích, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng xảy ra trên địa bàn TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Nga Sơn, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định... Qua điều tra, các vụ án này đa số đều liên quan đến các ổ nhóm tội phạm hoạt động bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, hoạt động “tín dụng đen”, dịch vụ kinh doanh tài chính, tội phạm can dự vào kinh tế, tội phạm ma túy, cờ bạc...

Để ngăn ngừa hiểm họa từ súng tự chế, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở nên tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của vật dụng này. Cơ quan chức năng cần quan tâm làm tốt công tác khen thưởng, khuyến khích, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể phát hiện, thu hồi nhiều vũ khí, vật liệu nổ; khuyến khích quần chúng nhân dân tố giác hành vi chế tạo, buôn bán, sử dụng súng trái phép; kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm.

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]