(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, thị trường hàng hóa nhiều thời điểm trở nên phức tạp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra những xáo trộn trên thị trường. Hơn nữa, các hoạt động liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp và thay đổi phương thức, thủ đoạn, mặt hàng trên tất cả các tuyến, địa bàn, lĩnh vực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quyết liệt chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại trong tình hình mới

Năm 2020, thị trường hàng hóa nhiều thời điểm trở nên phức tạp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra những xáo trộn trên thị trường. Hơn nữa, các hoạt động liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp và thay đổi phương thức, thủ đoạn, mặt hàng trên tất cả các tuyến, địa bàn, lĩnh vực.

Quyết liệt chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại trong tình hình mớiLực lượng quản lý thị trường bắt giữ một vụ vận chuyển số lượng lớn hàng nhập lậu.

Đặc biệt, trong bối cảnh này, các hoạt động kinh doanh qua hình thức thương mại điện tử, sử dụng ứng dụng công nghệ số ngày càng gia tăng. Các đối tượng lợi dụng kinh doanh thương mại điện tử để thực hiện hành vi bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Những đối tượng này thường có trình độ và am hiểu nhất định về công nghệ thông tin hoặc có đội ngũ kỹ thuật chuyên trách việc này, tận dụng mọi thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ để kinh doanh các mặt hàng vi phạm và tận dụng công nghệ để lẩn tránh cơ quan chức năng, xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet, gây khó khăn cho việc xác minh thông tin. Đồng thời, lợi dụng vận chuyển hàng hóa qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng.

Hơn nữa, dịch bệnh COVID-19 với sự khan hiếm thiết bị y tế, các đối tượng đã sản xuất, kinh doanh khẩu trang, găng tay, bộ đồ bảo hộ lợi dụng thị trường để sản xuất hàng hóa, thiết bị y tế giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ, kém chất lượng; vận chuyển mặt hàng khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém để đưa ra thị trường tiêu thụ.

Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về việc tiếp tục tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới, Cục QLTT tỉnh đã cùng với lực lượng công an phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là đối với các mặt hàng vật tư y tế, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân để ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nhiều chuyên đề, kế hoạch trọng tâm, với dự báo và diễn biến thị trường đã được lập kế hoạch triển khai. Trên cơ sở ban hành các kế hoạch chuyên đề, công văn chỉ đạo các lĩnh vực theo dõi cụ thể, Cục QLTT đã chỉ đạo các đội trực thuộc nắm bắt mọi biến động của các đối tượng; chủ động xây dựng kế hoạch để phối hợp, huy động lực lượng điều tra trinh sát, tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Với tinh thần trách nhiệm cao, cùng sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả với các lực lượng chức năng, Cục QLTT tỉnh đã từng bước đấu tranh hiệu quả với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại. Trong năm 2020, Cục QLTT đã phát hiện và xử phạt 3.087 vụ vi phạm, thu phạt hơn 10 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đại diện Cục QLTT cho biết: Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch trọng tâm, trọng điểm của năm 2021, như: kế hoạch mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021; kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kế hoạch kiểm tra định kỳ; kế hoạch thanh tra.

Lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội (facebook, zalo...); các kho hàng, đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, logistics. Tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong và ngoài tỉnh để trao đổi, nắm bắt thông tin về các đối tượng vi phạm, từ đó xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát hiệu quả.

Xác định công tác chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại trong bối cảnh này là rất quan trọng, các đội QLTT sẽ gắn công tác quản lý địa bàn với phân tích, đánh giá và dự báo tình hình, kịp thời phát hiện phương thức, thủ đoạn, tìm ra quy luật hoạt động của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng để xây dựng phương án kiểm tra chuyên đề, đột xuất. Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách đưa hàng Việt về nông thôn; các hội chợ, các hoạt động bán hàng đa cấp để buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, năm 2021, Cục QLTT cũng chú trọng tới các hoạt động kinh doanh qua hình thức thương mại điện tử. Hiện nay, hình thức kinh doanh này đang “nở rộ” trên thị trường, với nhiều biểu hiện vi phạm, như: kinh doanh hàng lậu, hàng giả, không đăng ký kinh doanh, trốn tránh nghĩa vụ thuế... Đây sẽ là một trong những lĩnh vực trọng tâm, mấu chốt mà lực lượng QLTT sẽ tiếp tục tăng cường trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]