(Baothanhhoa.vn) - Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và được coi như những người con của bản là niềm hạnh phúc của mỗi cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP) tuyến biên giới tỉnh Thanh. Trách nhiệm được giao cùng với mối quan hệ truyền thống máu thịt, thủy chung, son sắt đã tạo nên sự gắn kết giữa những cán bộ mang quân hàm xanh với đồng bào các dân tộc, giúp họ từng bước ổn định đời sống giữa đại ngàn biên cương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những người “Ăn cơm đồn, làm việc xã”

Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và được coi như những người con của bản là niềm hạnh phúc của mỗi cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP) tuyến biên giới tỉnh Thanh. Trách nhiệm được giao cùng với mối quan hệ truyền thống máu thịt, thủy chung, son sắt đã tạo nên sự gắn kết giữa những cán bộ mang quân hàm xanh với đồng bào các dân tộc, giúp họ từng bước ổn định đời sống giữa đại ngàn biên cương.

Những người “Ăn cơm đồn, làm việc xã”Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Hải Chuyền (BĐBP tỉnh)

Sau nhiều lần lỡ hẹn, cuối cùng tôi cũng được gặp Trung tá Lê Đình Thiện, cán bộ Đồn Biên phòng Bát Mọt, giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân, người được cán bộ, chiến sĩ BĐBP gọi là “ăn cơm đồn, làm việc xã”. Niềm nở, dễ gần, nhiệt tình, thận trọng tranh thủ từng phút trong công việc là những gì tôi cảm nhận được khi gặp anh. Anh cho biết, tháng 9-2016, khi đang công tác ở Đồn Biên phòng Yên Khương, anh được Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa điều động tăng cường giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã biên giới Tam Lư, huyện Quan Sơn. Thời điểm anh về nhận nhiệm vụ mới cũng là những năm cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Tam Lư đang nỗ lực, quyết tâm về đích chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Là người từng công tác 29 năm trong quân đội, lại có thời gian dài gắn bó với địa bàn biên giới nên anh am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào cũng như tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Bởi vậy, về xã Tam Lư, đảm nhận cương vị mới anh không còn bỡ ngỡ. Là thành viên ban chỉ đạo xây dựng NTM, Trung tá Thiện thường xuyên xuống bản, cùng ăn, cùng ở với dân. Từ đó, tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa; phát huy vai trò cấp ủy chi bộ cơ sở, nêu gương cán bộ, đảng viên mà nòng cốt là vai trò của già làng, trưởng bản, cũng như người uy tín để tạo sự đồng thuận cao nhất trong việc huy động bà con xây dựng NTM. Xã biên giới Tam Lư có 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 98% dân số, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng có lợi thế trong phát triển cây vầu, luồng. Bởi vậy, Trung tá Lê Đình Thiện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều giải pháp phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình, như: mô hình trồng vầu, luồng, mô hình chăn nuôi bò, lợn... Khi anh về nhận nhiệm vụ, thu nhập bình quân trên địa bàn xã mới chỉ có 19 triệu đồng/người/năm thì đến nay đã đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6% (năm 2019). Sau 7 năm thực hiện, năm 2018 xã Tam Lư đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đây cũng là xã biên giới đầu tiên của huyện Quan Sơn và tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM.

Cuối tháng 3-2020, Trung tá Thiện được cấp trên phân công về giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã Bát Mọt, tiếp cận công việc mới trong điều kiện địa bàn khó khăn, cùng với đó lại đúng thời điểm tập trung cho công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020–2025. Trung tá Lê Đình Thiện đã chủ động tham mưu cho thường trực đảng ủy xã và trực tiếp bắt tay ngay vào công việc, từ công tác chuẩn bị nhân sự, xây dựng hệ thống văn kiện đại hội; phân công các tiểu ban thực hiện các phần việc đảm bảo phục vụ cho đại hội... góp phần tổ chức Đại hội Đảng bộ xã Bát Mọt lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 thành công tốt đẹp.

Bà Lương Thị Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Bát Mọt cho biết: Mặc dù mới nhận công tác tại Đảng ủy xã Bát Mọt nhưng anh Thiện đã nhanh chóng tiếp cận công việc. Có lẽ không chỉ riêng mình Trung tá Lê Đình Thiện, các chiến sĩ quân hàm xanh làm “việc xã” năng động “bám dân, bám bản”, giữ mối liên hệ mật thiết với cấp ủy, chính quyền địa phương, hình thành thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, đóng góp không nhỏ cho nhiệm vụ xây dựng biên giới ổn định, phát triển. Tiêu biểu như Thiếu tá Phạm Văn Tôn - người gieo hạt giống đỏ nơi cổng trời Mường Lát; Thiếu tá Vũ Xuân Thu - người làm sống lại bản Khà; Thiếu tá Lê Đình Cần, Đồn Biên phòng Tén Tằn; Lò Văn Cần, Đồn Biên phòng Yên Khương... Ở mỗi thời điểm, mỗi địa bàn khác nhau các anh luôn có những cách làm, cách tham mưu sáng tạo, hợp lý, phù hợp với phong tục từng dân tộc, tạo tình cảm gắn kết với Nhân dân từng địa phương. Đóng góp nhiều thành tích trong xây dựng cơ sở chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh, bảo vệ cột mốc, đường biên, giữ vững an ninh trật tự tuyến biên giới, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng NTM... Các anh chính là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương với đồn biên phòng trong quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.

Quốc Khánh (BĐBP tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]