(Baothanhhoa.vn) - Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn, giảm thiểu tai nạn giao thông, ngay từ đầu năm 2018, Ban ATGT tỉnh đã xây dựng kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo các ngành là thành viên, các đơn vị có liên quan, các địa phương thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018

Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn, giảm thiểu tai nạn giao thông, ngay từ đầu năm 2018, Ban ATGT tỉnh đã xây dựng kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo các ngành là thành viên, các đơn vị có liên quan, các địa phương thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Nhìn lại công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018

Lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Đông Sơn tuần tra, kiểm soát, xử lý người điều khiển xe mô tô vi phạm Luật Giao thông đường bộ trên địa bàn.

Trong đó, có nhiều văn bản chỉ đạo bảo đảm trật tự ATGT dịp Tết Mậu Tuất và lễ hội xuân 2018 và các đợt cao điểm về bảo đảm trật tự ATGT... Các ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh, các địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm trật tự ATGT. Trong đó, Sở Giao thông – Vận tải ban hành nhiều văn bản chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy nội địa; phối hợp bảo đảm ATGT đường sắt và an ninh hàng không. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với bến thủy nội địa, bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy nội địa. Theo dõi chấn hỉnh, xử lý vi phạm từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình. Đồng thời, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, tham mưu cho UBND tỉnh việc đấu nối các khu dân cư, đấu nối các cơ sở sản xuất, kinh doanh vào các tuyến quốc lộ, đường tỉnh theo quy định. Chỉ đạo các cơ sở đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nâng cao chất lượng đào tạo cấp giấy phép lái xe, chất lượng đăng kiểm. Kiểm tra, rà soát, bổ sung cọc tiêu, biển báo trên các tuyến đường bộ, đường thủy. Tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng khác và chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát chấn chỉnh hoạt động của các phương tiện đò ngang, các bến khách ngang sông để bảo đảm ATGT đường thủy. Công an tỉnh xây dựng và triển khai hiệu quả 65 kế hoạch, phương án và nhiều văn bản chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT. Tập trung vào các đợt cao điểm, như: Lễ, tết, kỳ thi tuyển sinh; các chuyên đề trọng tâm như xe ô tô chở hàng quá khổ, quá tải trọng; xe ô tô hết niên hạn sử dụng, hết hạn kiểm định; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn... Ngoài ra, lực lượng công an tham gia 26 lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ATGT. Tăng cường kiểm tra bảo đảm trật tự ATGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thực hiện Đề án 3980 của UBND tỉnh. Đồng thời, triển khai nhiều phương án, kế hoạch, tuyên truyền kiểm tra, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp với ngành đường sắt kiểm tra, xử lý bảo đảm ATGT đường sắt. Công an tỉnh đã xây dựng triển khai 38 kế hoạch, phương án, 3 công điện và phối hợp liên ngành bảo đảm trật tự ATGT đường thủy; phòng chống tội phạm đường thủy trong mùa mưa bão năm 2018. Lực lượng cảnh sát đường thủy tăng cường kiểm tra trên các tuyến đường thủy; phối hợp với các địa phương kiểm tra, chấn chỉnh bảo đảm ATGT tại các bến khách ngang sông, đò ngang.

Theo báo cáo của Văn phòng Ban ATGT tỉnh, năm 2018, các lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt 86.535 trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, nộp Kho bạc Nhà nước hơn 88,894 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, năm 2018, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 157 vụ tai nạn giao thông, giảm 0,6% so với cùng kỳ; làm chết 162 người, giảm 0,6%; bị thương 87 người, tăng 26%. Trong đó, đường bộ xảy ra 146 vụ tai nạn giao thông, làm chết 149 người, làm bị thương 77 người; đường sắt xảy ra 11 vụ, chết 13 người, làm bị thương 10 người. Theo tổng hợp, phân tích của lực lượng công an, nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do vi phạm tốc độ, vi phạm phần đường, thiếu chú ý quan sát, tránh vượt sai quy định. Đối tượng gây tai nạn giao thông do xe mô tô, xe gắn máy; xe ô tô, xe thô sơ, tàu hỏa... Các tuyến gây tai nạn giao thông: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Quốc lộ 47C, Quốc lộ 217. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tai nạn giao thông tuy đã được kiềm chế và giảm nhưng còn ở mức cao; tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra. Nhiều hành vi vi phạm trật tự ATGT, như: Vi phạm quy định tốc độ, đi sai phần đường, người đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, xe mô tô lạng lách đánh võng, không chú ý quan sát... là những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông. Nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT của một bộ phận người dân kém; hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT ở một số địa phương chưa cao, chưa tạo được sức lan tỏa sâu rộng. Tình trạng xe ô tô chở hàng hóa quá khổ, quá tải trên các tuyến giao thông vẫn chưa được xử lý dứt điểm... Hạ tầng giao thông bị hư hỏng nhiều do ảnh hưởng của mưa lũ, nhất là ở các huyện miền núi, như: Quan Hóa, Mường Lát gây ảnh hưởng lớn đến trật tự ATGT. Công tác phối hợp về công tác bảo đảm trật tự ATGT của một số ngành, địa phương và các lực lượng chức năng còn có những mặt hạn chế, nhưng chưa được phối hợp khắc phục kịp thời.

Đồng chí Vũ Hoàng Linh, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, cho biết: Thời gian tới, UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh tiếp tục chỉ đạo nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện giao thông. Thực hiện tốt công tác bảo trì, sửa chữa đường bộ, bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác. Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng. Các sở, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận tải, người điều khiển phương tiện. Các lực lượng chức năng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT; vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang ATGT; xử lý nghiêm các vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, phương tiện vi phạm chở hàng hóa quá khổ, quá tải trọng... Xây dựng kế hoạch, phương án, huy động lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện tốt công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa, bảo đảm trật tự ATGT, tránh ùn tắc giao thông. Trước mắt tổ chức thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự ATGT dịp Tết Kỷ Hợi và Lễ hội xuân năm 2019, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, thuận tiện.

Bài và ảnh: Xuân Cường

Theo báo cáo của Văn phòng Ban ATGT tỉnh, năm vừa qua, các lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt 86.535 trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, nộp Kho bạc Nhà nước hơn 88,894 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 157 vụ tai nạn giao thông, giảm 0,6% so với cùng kỳ; làm chết 162 người, giảm 0,6%; bị thương 87 người, tăng 26%.


 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]