(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, với những cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự” (ANTT) ở huyện Nga Sơn đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc giúp đỡ người lầm lỗi xóa bỏ mặc cảm, có việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng. Đây là một trong những mô hình mang đậm tính nhân văn, góp phần bảo đảm ANTT và chung tay cùng các cấp, các ngành giúp đỡ người có quá khứ lỗi lầm hướng thiện trở thành công dân có ích.

Hiệu quả từ mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự”

Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, với những cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự” (ANTT) ở huyện Nga Sơn đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc giúp đỡ người lầm lỗi xóa bỏ mặc cảm, có việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng. Đây là một trong những mô hình mang đậm tính nhân văn, góp phần bảo đảm ANTT và chung tay cùng các cấp, các ngành giúp đỡ người có quá khứ lỗi lầm hướng thiện trở thành công dân có ích.

Hiệu quả từ mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự”Sau khi tái hòa nhập cộng đồng anh Nguyễn Văn Chiến, ở thị trấn Nga Sơn được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ “Doanh nhân với ANTT” để đầu tư mở cơ sở sửa chữa xe máy.

Anh Trần Văn Sùng, ở xã Nga Thạch là một trong số những người lầm lỗi trên địa bàn huyện Nga Sơn đã được mô hình “Doanh nhân với ANTT” hỗ trợ, giúp đỡ vay vốn làm ăn sau khi ra tù trở về địa phương, đến nay bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, nhất là lực lượng công an và Hiệp hội Doanh nhân huyện Nga Sơn, anh Sùng đã trở thành “ông chủ” của một doanh nghiệp chế tác đá và trở thành một doanh nhân thành đạt. Cách đây hơn chục năm, khi đang là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), anh Sùng bị đám bạn xấu rủ rê đi tiêu thụ tiền giả, bị công an bắt và phải trả giá bằng 4 năm tù giam. Năm 2008, trở về cộng đồng với 2 bàn tay trắng, trong lúc bi quan, không kiếm được việc làm thì Công an huyện và Hiệp hội Doanh nhân triển khai mô hình “Doanh nhân với ANTT”. Mọi người đến thăm hỏi, động viên, trò chuyện, tạo điều kiện cho anh được vay vốn với số tiền 40 triệu đồng từ Quỹ “Doanh nhân phòng chống tội phạm” để anh mở xưởng sản xuất, chế tác đá ốp lát. Từ số vốn vay được, anh Sùng đã đầu tư mở rộng sản xuất, làm ăn có lãi. Không những anh trả hết nợ, mà còn mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, cơ sở gạch ốp lát của anh Trần Văn Sùng còn tạo việc làm cho 11 lao động, với mức thu nhập từ 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Tương tự, hiểu được khó khăn mà anh Bùi Bá Sơn, ở xã Nga An gặp phải sau khi mãn hạn tù, lực lượng công an và Hiệp hội Doanh nhân huyện Nga Sơn đã tạo điều kiện cho anh vay 55 triệu đồng từ Quỹ “Doanh nhân với ANTT”, để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Hiện mô hình trang trại của gia đình anh Sơn sau khi trừ chi phí cho thu lãi gần 200 triệu đồng/năm. Trao đổi với chúng tôi, anh Sơn chia sẻ: “Khi mới đi tù về tôi rất mặc cảm, tự ti nhưng nhờ chính quyền địa phương, Hiệp hội Doanh nhân huyện Nga Sơn động viên và tạo điều kiện cho vay vốn làm ăn nên tôi luôn tự nhủ phải cố gắng phấn đấu vươn lên làm lại cuộc đời, phát triển kinh tế để không phụ lòng tin tưởng của gia đình và mọi người”.

Sau hơn 10 năm thực hiện mô hình, đã có 118 lượt người lầm lỗi trên địa bàn huyện Nga Sơn được vay vốn để sản xuất, kinh doanh (chiếm gần 30% tổng số người lầm lỗi) với tổng số tiền trên 1 tỷ 400 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội lồng ghép cho vay số tiền trên 2 tỷ đồng. Công an huyện chủ trì phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân, Ngân hàng Chính sách, Ủy ban MTTQ huyện và các đoàn thể tổ chức gặp mặt, động viên gần 400 lượt người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương để những người lầm lỗi xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng; tặng gần 400 suất quà trị giá trên 100 triệu đồng cho những người lầm lỗi.

Thông qua các buổi gặp mặt, lực lượng công an kết hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là những quy định mới của Nhà nước, địa phương liên quan đến công tác đảm bảo ANTT... Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hướng dẫn về quy trình, thủ tục vay vốn Quỹ “Doanh nhân phòng, chống tội phạm” và các cơ chế, chính sách cho vay vốn hiện hành; hiệp hội doanh nhân định hướng, tư vấn việc làm, trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Công an huyện cũng hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù làm lại các giấy tờ công dân như căn cước công dân, đăng ký xe mô tô, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT để sản xuất, kinh doanh. Hiệp hội Doanh nhân huyện Nga Sơn đã nhận 45 trường hợp người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc tại các doanh nghiệp có thu nhập ổn định.

Mô hình “Doanh nhân với ANTT” đã và đang phát huy hiệu quả hết sức thiết thực, rất cần được nhân rộng. Từ những đồng vốn ít ỏi nhưng với quyết tâm làm lại cuộc đời, biết sử dụng đồng tiền hiệu quả cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Hiệp hội Doanh nhân huyện Nga Sơn đã mở ra cuộc sống mới tốt đẹp, đầy ý nghĩa và có ích cho những người hoàn lương.

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]