(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, vấn đề bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương của tỉnh chú trọng. Trong quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm linh hoạt được người dân đồng tình hưởng ứng và phát huy hiệu quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ các mô hình tự quản về an ninh trật tự

Trong những năm qua, vấn đề bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương của tỉnh chú trọng. Trong quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm linh hoạt được người dân đồng tình hưởng ứng và phát huy hiệu quả tích cực.

Hiệu quả từ các mô hình tự quản về an ninh trật tự

Lễ ra mắt mô hình dòng họ Nguyễn Đăng tự quản về an ninh trật tự ở xã Minh Sơn (Ngọc Lặc).

Được thành lập từ tháng 9-2016, sau gần 5 năm đi vào hoạt động, mô hình “dòng họ Lê Văn tự quản về ANTT” ở làng Lương Thiện, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Ông Lê Văn Hạnh, trưởng họ cho biết: Trước kia, dòng họ Lê Văn nghèo lắm, các hộ sống dựa vào mấy sào ruộng, quanh năm làm nương, sống qua ngày. Trẻ em cũng không được học hành đến nơi đến chốn. Thất học đi liền với nghèo khó, nên sinh những thói hư, tật xấu. Qua theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như các buổi họp thôn, xã, ông Hạnh thấy mô hình dòng họ tự quản tại một số địa phương hoạt động hiệu quả trong cộng đồng dân cư nên đã tập hợp con, cháu để lấy ý kiến, thống nhất thành lập mô hình dòng họ tự quản; đồng thời xây dựng quy ước, hương ước của dòng họ để giáo dục con, cháu trong gia đình, dòng họ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, tránh xa tệ nạn xã hội. Để duy trì, nâng cao hiệu quả mô hình, dòng họ Lê Văn đã đề ra quy ước, nếu các thành viên trong họ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của dòng họ. Nếu hộ nào, người nào có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và làm kinh tế giỏi, có con, em thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học và làm cán bộ xã trở lên sẽ được thưởng và ghi tên vào sổ vàng của dòng họ. Qua gần 5 năm thực hiện mô hình “Dòng họ tự quản về ANTT”, các thành viên trong dòng họ Lê Văn nói chung và Nhân dân trong thôn, xã nói riêng đã có ý thức về công tác giữ gìn ANTT, nâng cao tinh thần tự quản, cảnh giác, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; giữ gìn đạo đức và truyền thống của gia đình, dòng họ; động viên con cháu tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật, đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nên đời sống kinh tế của từng gia đình trong dòng họ có nhiều khởi sắc. Đến nay, dòng họ Lê Văn không còn hộ nghèo. Các gia đình tham gia các phong trào của địa phương ngày càng sôi nổi.

Mô hình “Tiếng kẻng an ninh, cộng đồng dân cư vây bắt kẻ gian” tại phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) đi vào hoạt động từ tháng 8-2016. Đây là mô hình tự quản về ANTT của tổ chức quần chúng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND phường. Công an là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng mô hình, chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu cho đảng ủy, UBND phường và các phố về nội dung, các bước thực hiện. Theo đó, mỗi phố là 1 tổ tự quản. Thành viên của các tổ là các hộ gia đình sống trong cùng khu phố, tự nguyện tham gia. Tiếng kẻng chính là âm thanh báo hiệu cho người dân trong phố biết có sự xuất hiện của kẻ gian như trộm cắp, cướp giật, gây mất ANTT. Dù tiếng kẻng được gióng lên ở bất kỳ thời điểm nào, người dân và các lực lượng trong phố sẽ nhanh chóng mang theo phương tiện đến phối hợp vây bắt đối tượng phạm tội. Đây là mô hình nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Thông qua hoạt động của mô hình đã củng cố, nâng cao hiệu quả phong trào tự quản về ANTT nói chung, phòng chống tội phạm trộm cắp nói riêng. Qua đó phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, góp phần ổn định ANTT, giữ gìn cuộc sống bình yên cho Nhân dân trên địa bàn phường.

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong tỉnh thường xuyên quan tâm phát động các phong trào và xây dựng, nhân rộng, duy trì các mô hình tự quản về ANTT ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động gần 1.000 mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT. Tiêu biểu như: Mô hình “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của hội LHPN; mô hình “Câu lạc bộ thanh niên phòng, chống tội phạm” của Tỉnh đoàn; mô hình “Tự quản đường biên cột mốc” ở các xã biên giới; mô hình “Dòng họ tự quản về ANTT” ở các huyện Hậu Lộc, Nông Cống, Thiệu Hóa, Ngọc Lặc... Thông qua đó, hàng năm quần chúng Nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an hàng nghìn nguồn tin có giá trị về ANTT. Nhờ đó, các vụ việc liên quan đến ANTT và những mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân cơ bản đã được phát hiện và giải quyết dứt điểm, không để phát sinh “điểm nóng” và các mâu thuẫn kéo dài, góp phần phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tội phạm, giữ vững ổn định về ANTT trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Yến Vy


Bài và ảnh: Yến Vy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]