Trong rất nhiều những gửi gắm, những lời căn dặn tâm huyết nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong Di chúc, có một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) - Di chúc: Những bài học vô giá cho Đảng cách mạng

Trong rất nhiều những gửi gắm, những lời căn dặn tâm huyết nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong Di chúc, có một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời gian càng cho thấy những căn dặn, gửi gắm ấy vẫn sẽ mãi luôn là những bài học vô giá cho Đảng cách mạng.

“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta”

Đó là bài học cũng là lời gửi gắm đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong bản Di chúc. Trước đó, trong “đề mục”: Trước hết nói về Đảng”, Người đã khẳng định:“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Truyền thống đó được bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, được Đảng ta kế thừa và phát huy trong giai đoạn lịch sử mới. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy: thời kỳ nào mà nhân dân ta đoàn kết “trên dưới một lòng” thì hưng thịnh, ở thời kỳ nào mà: lòng dân ly tán, chia rẽ và loạn ly là lúc mà dân tộc ta suy vong, thì thù trong giặc ngoài, có nguy cơ mất nước.

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) - Di chúc: Những bài học vô giá cho Đảng cách mạng

Thấm nhuần những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi: “Dân ta xin nhớ chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!”Tổng kết lịch sử nước ta Người nói: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do”.

Cũng chính từ sự thấm nhuần ấy, Người sớm thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nhất là sự đoàn kết, thống nhất trong một đảng cầm quyền, trong hạt nhân lãnh đạo. Đoàn kết, thống nhất là quy luật tồn tại, trưởng thành và phát triển của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản có đoàn kết thành một khối thống nhất mới đủ sức mạnh để đánh đổ các thế lực áp bức bóc lột vốn nắm trong tay sức mạnh vật chất to lớn. Đảng Cộng sản có đoàn kết thành một khối thống nhất mới đủ sức lôi cuốn, tập hợp đông đảo quần chúng cần lao vào trận tuyến cách mạng, lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, như lời Người trong Di chúc: “Cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Một điều rất đặc biệt về bản Di chúc là tháng 5/1965, Bác Hồ viết bản “Di chúc” đầu tiên. Đến tháng 5/1966, Người viết tay bổ sung thêm chín chữ: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Câu này được giữ nguyên cho đến bản “Di chúc” công bố năm 1969 và trở thành điều đặc biệt đối với Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng.

“Cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”

Cũng chính từ sự nhận thức rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nhất là sự đoàn kết, thống nhất trong một đảng cầm quyền, vì thế, ngay tiếp sau đó, trong bản Di chúc, Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Cũng như đôi mắt mất đi con ngươi, đánh mất đi thị lực thì với Đảng cầm quyền, đánh mất sự đoàn kết trong Đảng, chính là đánh mất đi sinh mệnh chính trị của Đảng. Đây là điều lo lắng, trăn trở suốt cuộc đời của Bác.

Tuy nhiên, để giữ gìn được sự đoàn kết trong Đảng không hề là điều dễ dàng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Đảng phải biểu hiện ở cả tư tưởng và hành động. Ngay trong Bản Di chúc, “đáp án” của người khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đó chính là việc thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Cụ thể, trong Di chúc, Người cho rằng: Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) - Di chúc: Những bài học vô giá cho Đảng cách mạng

Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình đã trở thành một nguyên tắc không thể thiếu trong phong cách lãnh đạo. Dù ở cương vị lãnh đạo cao nhất, Người vẫn thực hành tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, nêu tấm gương sáng về đức tính trung thực, thẳng thắn, về thái độ và phương pháp phê bình cho cán bộ, đảng viên noi theo. Trong quan điểm của Người, “Tự phê bình là phương thuốc trị bệnh cứu mình, phê bình là phương thuốc trị bệnh cứu người”. Người nói: “Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc, để đến nỗi bệnh càng nặng, không chết cũng “la lết quả dưa”.

Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt”. Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như con người cần không khí, không có không khí con người sẽ chết, không có tự phê bình và phê bình Đảng khó lòng mà tồn tại. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình “để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”.

Theo Bác, trong Đảng muốn đoàn kết chặt chẽ, “ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. Có thực hành dân chủ rộng rãi thì tự phê bình và phê bình mới trở thành nền nếp thường xuyên trong sinh hoạt Đảng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), Bác viết: “Nếu cách lãnh đạo của ta không được dân chủ thì đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo, các đảng viên và cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ không dám phê bình”.

“Phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong Di chúc.

Đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người có 2 cụm từ quan trọng: “trung với nước, hiếu với dân”“cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Đây cũng là các cụm từ được Bác nhắc đến nhiều lần nhất trong các bài nói, bài viết của mình về đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng của cán bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh ví như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Do vậy, việc tôi luyện đạo đức cách mạng đòi hỏi phải có sự phấn đấu không ngừng nghỉ, phấn đấu suốt đời của mỗi cán bộ, đảng viên.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khoảng 2.000 từ đoàn kết, đại đoàn kết, Bác nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết- Thành công, thành công, đại thành công". Người khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Đảng ta trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân cũng như trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong Di chúc Người đã nhắc đi nhắc lại 8 lần cụm từ “đoàn kết”.

Thư Trang - Báo Nhà báo & Công Luận


Thư Trang - Báo Nhà Báo & Công Luận

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]