(Baothanhhoa.vn) - Ngày 26-3, Bộ Y tế đã họp trực tuyến tập huấn bảo đảm an toàn phòng, chống COVID -19 cho các cơ sở khám, chữa bệnh, các điểm tiêm chủng, kết nối đến hơn 700 điểm cầu trên toàn quốc.

Hội nghị trực tuyến tập huấn bảo đảm an toàn phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng

Ngày 26-3, Bộ Y tế đã họp trực tuyến tập huấn bảo đảm an toàn phòng, chống COVID -19 cho các cơ sở khám, chữa bệnh, các điểm tiêm chủng, kết nối đến hơn 700 điểm cầu trên toàn quốc.

Hội nghị trực tuyến tập huấn bảo đảm an toàn phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hoá có đại diện lãnh đạo Sở Y tế; các phòng, ban liên quan và các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng.

Tham dự và phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, thời gian qua Việt Nam đã kiểm soát thành công ba đợt dịch. Đợt dịch cuối cùng tại Hải Dương có số ca nhiễm COVID-19 khá cao và đến thời điểm hiện nay vẫn có một số ca mắc mang tính rải rác. Nguyên nhân là do việc thực hiện cách ly, truy vết rất tốt, nhưng đôi khi tại một vài địa bàn, một số nơi chưa thực hiện triệt để.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong bối cảnh các nước trong khu vực tình hình dịch còn phức tạp, việc xuất hiện đợt dịch thứ tư tại Việt Nam đang có nguy cơ cao, do VIệt Nam có đường biên trải dài, việc quản lý xuất - nhập cảnh đường biển hết sức khó khăn; việc nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch về xét nghiệm, truy vết, cách ly, điều trị, để khi xảy ra dịch sẽ không bỡ ngỡ, luống cuống, xử lý nhanh, hạn chế mức độ ảnh hưởng với cộng đồng.

Hội nghị trực tuyến tập huấn bảo đảm an toàn phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng

GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, thời gian qua, Việt Nam cố gắng đàm phán với các hãng vắc - xin trên thế giới, thảo luận đề nghị cung ứng vắc - xin cho Việt Nam.

Ngay từ năm 2020, Việt Nam đã thúc đẩy tiến trình nghiên cứu vắc - xin và đến nay có bốn đơn vị nghiên cứu, trong đó có hai đơn vị đã có vắc - xin đưa vào thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Việc thử nghiệm này cũng được đánh giá an toàn với người sử dụng, nhưng về hiệu quả vắc - xin cần phải đánh giá kết quả sau khi thử nghiệm giai đoạn 3.

Hiện nay, một số người dân có tâm lý e ngại với phản ứng không mong muốn sau tiêm vắc - xin AstraZeneca. Tuy nhiên, mọi loại vắc - xin cả cũ và phát triển thời gian gần đây đều có phản ứng thông thường và phản ứng không mong muốn, nằm trong khuyến cáo của nhà sản xuất và của Tổ chức Y tế thế giới.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải có phản xạ nhanh, sau khi tiêm vắc - xin, nếu xuất hiện các triệu chứng phản ứng thì phải xử lý càng sớm, càng tốt, xử lý cao hơn một mức so với quy định, bảo đảm an toàn cho người tiêm. Những địa phương còn dè dặt cần phải triển khai ngay, theo dõi chặt các trường hợp sau tiêm.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc - xin COVID-19; Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc - xin COVID-19 của Astrazeneca; hướng dẫn xử lý phản ứng sau tiêm chủng.

Trên cơ sở đó, sau tập huấn, các Sở Y tế tổ tập huấn cho các cơ sở trên địa bàn để khi có vắc - xin sẽ triển khai tiêm rộng rãi vì vắc - xin phòng COVID-19 có thời gian sử dụng ngắn, điều kiện bảo quản khó khăn.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]