(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù các lực lượng có liên quan của tỉnh, các địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ hệ thống đê điều, nhưng vẫn còn tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng lưu thông trên đê, gây ảnh hưởng đến an toàn đê, an toàn giao thông và đời sống Nhân dân.

Xử lý nghiêm phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng trên các tuyến đê

Mặc dù các lực lượng có liên quan của tỉnh, các địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ hệ thống đê điều, nhưng vẫn còn tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng lưu thông trên đê, gây ảnh hưởng đến an toàn đê, an toàn giao thông và đời sống Nhân dân.

Xử lý nghiêm phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng trên các tuyến đêCông an huyện Hà Trung tuần tra, kiểm soát phương tiện chở hàng hóa quá tải trên tuyến đê sông Lèn, đoạn qua xã Hà Ngọc.

Trước thực trạng phương tiện vận tải hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép đi trên các tuyến đê tả sông Lèn, đoạn qua các xã Hà Ngọc, Hà Sơn, Hà Yên và thị trấn Hà Trung (Hà Trung) gây hư hỏng mặt đê, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đê điều trong mùa mưa bão. Công an huyện Hà Trung đã huy động lực lượng, bố trí các tổ công tác ở các địa bàn đang là điểm nóng để tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm phương tiện vận tải hàng hóa vượt quá tải trọng đi trên hệ thống đê qua địa bàn. Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền, ký cam kết cho 30 chủ mỏ khoáng sản và chủ phương tiện không vi phạm chở quá tải, quá kích thước thành thùng xe. Từ ngày 21-6 đến 6-7-2021, Công an huyện Hà Trung đã xử lý 36 phương tiện chở quá tải; trong đó, có 6 trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng lưu thông trên đê sông Lèn và sông Hoạt. Đồng chí Nguyễn Văn Lư, Phó trưởng Công an huyện Hà Trung, cho biết: Thực hiện Mệnh lệnh số 03/ML-CAT-PV01 ngày 18-6-2021 của Công an tỉnh về việc ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về tải trọng, kích thước thành thùng của phương tiện vận tải hàng hóa. Đơn vị đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện Hà Trung huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong việc phối hợp, hỗ trợ các lực lượng có liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, nhất là xử lý các vi phạm về tải trọng, kích thước thành thùng. Đồng thời, phối hợp với đài truyền thanh – truyền hình huyện tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh các quy định của pháp luật về tải trọng xe, chế tài xử phạt và những hậu quả, tác hại do xe chở hàng quá tải gây ra; phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Từ ngày 21-6-2021, đơn vị đã ra quân kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm, không để các phương tiện quá tải, quá khổ tham gia giao thông.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng đi trên đê gây hư hỏng mặt đê, bằng nhiều giải pháp, như: lắp dựng các khung khống chế tải trọng; đặt biển báo tải trọng cho phép đi trên đê; tăng cường kiểm tra, kiểm soát phương tiện cơ giới đi trên đê; lập đường dây nóng... nên tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê ở một số tuyến đê đã được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi, hiện nay trên một số tuyến đê, tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép đi trên các tuyến đê vẫn còn diễn ra ở một số địa phương trong tỉnh. Phần lớn là các phương tiện chở vật liệu cát, sỏi, đất, đá... gây hư hỏng nghiêm trọng mặt đê, như: đoạn từ K3 - K7+900 đê hữu sông Mã thuộc các xã Quý Lộc, Yên Trường, Yên Thọ (Yên Định); đoạn K13+200 - K15+300 đê hữu sông Mã thuộc các xã Định Long, Định Liên, Định Hải (Yên Định); đoạn từ K0 - K8+200 đê tả sông Lèn thuộc các xã Hà Sơn, Hà Ngọc, thị trấn Hà Trung (Hà Trung); đoạn K23+700 - K26 đê tả sông Cầu Chày thuộc xã Định Tăng (Yên Định)... Để ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê, bảo đảm an toàn cho công trình đê điều, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đang tích cực kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng này. Đồng thời, yêu cầu các chủ mỏ, bãi tập kết cát trên địa bàn sử dụng mặt đê làm đường vận chuyển phải cam kết và chịu trách nhiệm tổ chức sửa chữa thường xuyên các hư hỏng trên mặt đê. Các chủ mỏ phải có văn bản cam kết không bán, xúc cát cho các phương tiện chở quá tải trọng quy định được phép đi trên đê. Những trường hợp chủ mỏ, chủ bãi tập kết cố tình không thực hiện các yêu cầu trên, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo UBND tỉnh xử lý theo quy định. Đối với các tuyến đê đã được lắp dựng các khung khống chế tải trọng xe đi trên đê, các địa phương thường xuyên kiểm tra và có biện pháp quản lý việc vận hành khung khống chế của tổ chức, cá nhân được giao theo quy định và bảo vệ chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng phá hoại các khung khống chế hoặc tháo, mở thanh chắn ngang.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]