Xác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt Nam
Kỷ lục gia Nguyễn Phi Dũng ở Nam Định hiện đã sưu tầm khoảng 400.000 tờ báo của hơn 1.000 đầu báo các loại, tương đương 21 tấn, trong đó, có hơn 100 đầu báo được phát hành tại Việt Nam trước năm 1954.
Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Phi Dũng, nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay với số lượng nhiều nhất. (Ảnh: Công Luật/TTXVN)
Ngày 29/11, tại Nam Định, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Phi Dũng, nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay với số lượng nhiều nhất.
Ông Thang Văn Phúc, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam cho biết ông Nguyễn Phi Dũng dày công sưu tầm các tờ báo tại Việt Nam từ trước những năm 1954 đến nay, trong đó, nhiều tờ báo đặc biệt quý hiếm, có giá trị lịch sử cao.
Những tờ báo này hy vọng sẽ được các trường đại học, học viện liên quan đến báo chí và sinh viên báo chí nghiên cứu, tìm hiểu thấy rõ hơn giá trị lịch sử tờ báo ghi nhận tại thời điểm phát hành.
Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam cũng hy vọng Bảo tàng tỉnh Nam Định và gia đình ông Nguyễn Phi Dũng tiếp tục sưu tầm thêm nhiều đầu báo hơn nữa, làm phong phú thêm bộ sưu tập. Đồng thời, có kế hoạch bảo quản, lưu giữ những tờ báo hiện có phục vụ cộng đồng và sự phát triển của Báo chí Việt Nam thời gian tới.
Ông Nguyễn Phi Dũng, sinh năm 1961, ở Nam Định. Từ năm 2016, ông bắt đầu sưu tầm mạnh tất cả các loại báo xưa, báo cổ, báo cũ phát hành tại Việt Nam. Đến nay, ông sưu tầm khoảng 400.000 tờ báo của hơn 1.000 đầu báo các loại, tương đương 21 tấn, trong đó, có hơn 100 đầu báo được phát hành tại Việt Nam trước năm 1954.
Trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng, có tờ báo cổ là tờ Le Courrier d’Haiphong (Thư tín Hải Phòng) phát hành năm 1886. Đặc biệt, ông Dũng sưu tầm được gần 20 tờ báo đầu tiên (số 1) như: Tờ Số 1, Cờ Giải Phóng (Cơ quan tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương) phát hành ngày 10/10/1942; tờ báo Cứu Quốc, số Xuân năm Quý Mùi, xuất bản ngày 5/1/1943; tờ Gia Định báo (xuất bản số đầu tiên năm 1865 ở Sài Gòn); Phụ nữ tân văn (xuất bản số đầu năm 1929 ở Sài Gòn)...
Chiếm số lượng lớn trong bộ sưu tập là các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong, Thanh niên.
Để bảo quản kho báo giấy khổng lồ này, ông Dũng dành căn phòng rộng khoảng 50m2, lắp đặt máy điều hòa, thiết bị hút ẩm, thường xuyên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 22 độ C.
Với những tờ báo đặc biệt quý hiếm, ông bảo quản bằng cách bọc từng tờ báo bằng giấy nylon, cuộn tròn và cho vào những ống vỏ đạn rồi đặt cẩn thận trong tủ kính.
Theo ông Nguyễn Phi Dũng, báo chí phản ánh thông tin đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... qua các thời kỳ của đất nước. Hiện vật báo chí được lưu giữ để thế hệ sau hiểu cha ông chúng ta đã sống, chiến đấu, bảo vệ đất nước như thế nào cũng như thấy rõ sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước qua từng thời kỳ./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-24 06:38:00
Hà Lan phát hiện đôi giày gỗ hiếm có tuổi đời khoảng 500 năm
-
2024-12-15 13:34:00
Lịch sử thú vị về lá quốc kỳ có hình dáng “kỳ lạ” nhất trên thế giới
-
2024-11-28 14:28:00
Độc đáo khách sạn con gà khổng lồ ở Philippines: Biểu tượng sáng tạo và văn hóa
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
Thí sinh 80 tuổi phá vỡ rào cản tuổi tác tại Hoa hậu Hoàn vũ Hàn Quốc
Sản phẩm bánh mỳ của 7-Eleven được chứng nhận Kỷ lục Guinness thế giới
Thành phố nào được coi là “thủ đô sấm sét” của thế giới?
Nhà vô địch ăn khỏe thế giới giải nghệ vì không còn cảm thấy đói
Kỷ lục Guinness về thiết bị bay không người lái nhanh nhất thế giới
Nhà leo núi người Nepal lập kỷ lục 29 lần chinh phục “Nóc nhà thế giới”
Kỷ lục Guinness mới về chiếc bánh mỳ baguette dài nhất thế giới
Chiếc bánh xèo khổng lồ tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ