(Baothanhhoa.vn) - Để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác dân số, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi của cộng đồng về dân số và phát triển trong tình hình mới.

Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dân số và phát triển

Để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác dân số, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi của cộng đồng về dân số và phát triển trong tình hình mới.

Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dân số và phát triểnCán bộ Trạm Y tế xã Hải Lộc (Hậu Lộc) tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.

Đa dạng hình thức

Xác định tầm quan trọng của hoạt động truyền thông, vận động trong công tác dân số và phát triển, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã tập trung triển khai sâu rộng truyền thông về dân số và phát triển đến các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội, cộng đồng, gia đình, dòng họ và nhất là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Các nội dung tuyên truyền thiết thực, sinh động; hình thức tuyên truyền đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn nhóm, tư vấn trực tiếp, nói chuyện chuyên đề, hội nghị, sản xuất, nhân bản các sản phẩm truyền thông...

Tại huyện Mường Lát, để nâng cao chất lượng dân số, một trong những nhiệm vụ được huyện quan tâm là đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi dân số- KHHGĐ và triển khai các đề án nâng cao chất lượng dân số.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát Hồ Văn Trọng cho biết: Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương tổ chức nhiều hội nghị truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số đến người dân trên địa bàn. Nội dung truyền thông tập trung phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản, chính sách dân số pháp luật trong tình hình mới như nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, giáo dục giới tính cho vị thành niên, thanh niên... Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện còn chủ động phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện, các ban văn hóa xã... tổ chức truyền thông các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, của địa phương để người dân hiểu, ủng hộ và tham gia phối hợp thực hiện.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Lê Bá Thắng cho biết: Chi cục luôn nỗ lực nâng cao nội dung, hình thức các hoạt động tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số và phát triển. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đẩy mạnh truyền thông về dân số và phát triển, với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp các nhóm đối tượng. Nội dung tuyên truyền tập trung vào phổ biến Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số - KHHGÐ và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tuyên truyền lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên; tác hại của việc tảo hôn.

Chi cục Dân số - KHHGÐ tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ dân số các cấp; phối hợp với các đoàn thể, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao chất lượng dân số của các mô hình, đề án và tư vấn, tuyên truyền đến các nhóm đối tượng đặc thù... Qua đó, nhiều mô hình hay, điển hình tiên tiến về công tác dân số - KHHGÐ đã được duy trì, nhân rộng, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và toàn xã hội, góp phần chuyển đổi hành vi thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ theo hướng tích cực.

Những kết quả quan trọng

Để triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 537/QĐ-TTg, ngày 17-4-2020, Sở Y tế và Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND, ngày 17-7-2020 về việc thực hiện Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, chuyển đổi hành vi và ủng hộ tích cực của toàn xã hội trong việc giải quyết đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ về công tác dân số trong tình hình mới.

Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dân số và phát triểnCán bộ Trung tâm Y tế huyện Mường Lát tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho người dân tại xã Quang Chiểu. Ảnh: Tô Hà

Để đạt mục tiêu trên, trong thời gian qua Chi cục Dân số - KHHGĐ đã triển khai nhiều hoạt động như tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về dân số cho các ban, ngành, đoàn thể xã hội cấp tỉnh, huyện. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông. Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con”; vận động sinh ít con ở vùng/đối tượng có mức sinh cao; vận động sinh đủ 2 con ở những nơi mức sinh thấp; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh; thực hành về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ cán bộ truyền thông dân số các cấp đặc biệt là đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên cơ sở.

Trong 2 năm (2021 và 2022) Chi cục Dân số - KHHGĐ Thanh Hóa đã phối hợp với trung tâm y tế 27 huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả các hoạt động của Chương trình truyền thông dân số. Cụ thể, đã tổ chức 57 hội nghị với 3.345 người tham gia nhằm cung cấp thông tin về dân số và phát triển, các văn bản về chính sách hiện hành liên quan đến dân số và truyền thông dân số cho các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện. Tổ chức 5 lớp tập huấn cho 250 người là cộng tác viên dân số; nhân bản hơn 140.000 tờ rơi các loại, 7.500 cuốn cẩm nang về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình dành cho tuổi vị thành niên; sản xuất 5 cụm pano, 196 poster, 248 băng rôn. Sản xuất 3 phóng sự, đăng tải 3 chuyên trang tuyên truyền trên báo; viết hơn 2.000 bài tuyên truyền với 8.400 lần phát thanh trên loa truyền thanh của xã. Tổ chức 270 cuộc nói chuyện chuyên đề về giới tính khi sinh, bình đẳng giới, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, các chính sách mới về dân số và phát triển... cho 13.500 đối tượng là vị thành niên, thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi.

Những hoạt động trên của Chương trình truyền thông dân số đã góp phần vào kết quả chung của công tác dân số. Năm 2022 quy mô dân số của tỉnh là 3.751.500 người; mức giảm sinh 0,1%o; tỷ số giới tính khi sinh 113 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai là 67%.

Thời gian tới Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh sẽ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác truyền thông dân số và phát triển. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; trong đó tập trung truyền thông có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng vùng, nhóm đối tượng. Chú trọng đa dạng các hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp thông qua các sản phẩm truyền thông nhằm phù hợp từng nhóm đối tượng và mục đích tuyên truyền...

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]