(Baothanhhoa.vn) - Những ngày này, câu chuyện gian lận điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía dư luận cả nước. Cùng với những cái lắc đầu ngán ngẩm về sự xuống cấp của đạo đức giáo dục, truyền thông nước nhà còn dấy lên câu hỏi: Nên hay không nên công khai danh tính 64 “sinh viên dởm”?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ai mới là đối tượng bị tổn thương?

Những ngày này, câu chuyện gian lận điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía dư luận cả nước. Cùng với những cái lắc đầu ngán ngẩm về sự xuống cấp của đạo đức giáo dục, truyền thông nước nhà còn dấy lên câu hỏi: Nên hay không nên công khai danh tính 64 “sinh viên dởm”?

Ai mới là đối tượng bị tổn thương?

Ảnh minh họa.

Để trả lời câu hỏi này, hãy nhắc lại một chuyển động từng “nóng bỏng” ở sân chơi “sang” nhất châu lục: AFF Cup 2012. Đó là giải đấu mà đội tuyển của chúng ta bị loại ngay từ vòng đấu bảng. Trước làn sóng phẫn nộ lên đến đỉnh điểm từ các khán đài, vì muốn bảo vệ ông thầy nội Phan Thanh Hùng cũng là tìm cách “chạy tội”, lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã úp mở về nạn “cừu trắng - cừu đen” trong nội bộ đội tuyển. Theo lời lãnh đạo liên đoàn, có một nhóm cầu thủ đã chủ động chơi dưới sức khiến đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái phải sớm “xách va-li về nước”.

Tuy nhiên, trước đề nghị của truyền thông: Cần công khai danh tính của những kẻ cục bộ, bè phái này thì liên đoàn lại mượn chiêu bài “nhân văn” để giải thích: Không cần thiết phải công khai bản “danh sách đen” vì nếu công bố, họ sẽ bị tổn thương, thậm chí bị khán giả “ném đá đến chết”!

Có hay không “nhóm cừu đen” nọ (?) thì đến nay vẫn là “câu hỏi không lời đáp”, nhưng điều đáng nói là ngay sau phát ngôn của người đứng đầu VFF, không ít “cừu trắng” đã đăng đàn, phản đối cách làm việc thiếu minh bạch này. Theo lời một kẻ theo nghiệp “quần đùi áo số”, nếu VFF giấu giếm thì những đồng đội còn lại sẽ phải chịu một “vết nhơ” mà có lẽ cả đời cầu thủ cũng không thể rửa sạch.

Không còn nghi ngờ gì nữa, trong câu chuyện này, để tránh tổn thương cho “cừu đen” (chiếm thiểu số), liên đoàn đã để “cừu trắng” (chiếm đa số) phải chịu một dấu hỏi lớn từ phía người hâm mộ về đạo đức cầu thủ.

Đây cũng là quan điểm của chúng tôi xung quanh vụ việc gian lận điểm thi đã đề cập ở đầu bài viết. Không phủ nhận góc nhìn của bà Đinh Thị Hường (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình) ít nhiều có lí (theo lời bà Hường, 64 thí sinh có điểm thi gian lận đều ở lứa “tuổi teen”, suy nghĩ còn bồng bột nên nếu công khai danh tính sẽ gây tổn thương tâm lý); tuy nhiên, nói như PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): “Đã xử lý thì liên lụy đến ai, người đó phải chịu trách nhiệm. Sao lại nói chuyện tổn thương hay không!”.

Cần nói thêm là trong số các trường hợp được sửa điểm, có thí sinh chỉ làm đúng khoảng 20% đáp án (2 điểm) song điểm thi được công bố lên tới hơn 9 điểm (tương đương hơn 90% câu trả lời đúng) nên khó có thể bao biện rằng các em chỉ là “nạn nhân”. Nói cách khác, hầu hết những thí sinh này đều cảm nhận được sự bất thường về điểm số nhưng đều... im lặng (do được hưởng lợi) đồng thời sửa soạn hành trang để bước chân vào giảng đường đại học.

Mà số lượng ghế ở các trường đại học, cao đẳng có hạn, một “sinh viên dỏm” ngồi lên cũng có nghĩa một thí sinh khác bị “chặn” trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Đó là chưa kể còn vô số chàng trai, cô gái xứ Mường chân chính khác, họ học thật, thi thật nhưng chỉ vì hai chữ “đồng hương” nên vô tình phải chịu sự nghi ngờ về chất lượng bài thi.

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]