(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây gai xanh nguyên liệu, người dân các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc, phát triển cây gai xanh.

Tập trung chăm sóc, phát triển vùng nguyên liệu gai xanh

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây gai xanh nguyên liệu, người dân các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc, phát triển cây gai xanh.

Tập trung chăm sóc, phát triển vùng nguyên liệu gai xanhCông ty CP Nông nghiệp An Phước (Cẩm Thủy) chuẩn bị nguồn giống cây gai xanh nguyên liệu cho người dân trồng vụ xuân năm 2023.

Đến thời điểm hiện nay, diện tích cây gai xanh trên địa bàn tỉnh là 930 ha. Trong đó, diện tích lưu gốc là 460 ha, diện tích trồng mới là 470 ha. Qua thực tế ở các vùng nguyên liệu cho thấy, cây gai xanh sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, khả năng thích ứng rộng trên các loại đất, như: Đất đồi thấp, đất bãi cao, đất trồng màu, đất trồng sắn, trồng lạc, đất vườn... Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch không quá phức tạp, phù hợp với trình độ của đa số nông dân. Thời gian từ trồng đến thu hoạch 60 - 65 ngày, từ năm thứ hai trở đi cây gai xanh sinh trưởng ổn định, cho thu hoạch 4 - 5 lứa/năm (50 - 60 ngày/lứa), năng suất trung bình đạt 3,5 - 4,5 tấn/ha vỏ khô. Với giá bán trung bình 40 triệu đồng/tấn vỏ khô, doanh thu mỗi ha gai xanh đạt từ 140 đến 180 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 70 - 80 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 do tác động của các yếu tố thị trường trong và ngoài nước dẫn đến công tác mở rộng vùng nguyên liệu gặp khó khăn.

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Công ty CP Nông nghiệp An Phước về phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và việc duy trì, phát triển vùng nguyên liệu hiện có trong thời gian tới. Vì vậy, trong năm 2023 các huyện quy hoạch vùng nguyên liệu hạn chế trồng mới cây gai xanh, chỉ trồng mới trên diện tích đất có đủ điều kiện, đã được giải phóng đất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây gai xanh. Bên cạnh đó, các địa phương quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai, san phẳng mặt ruộng, từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất.

Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong vùng quy hoạch trồng gai xanh nguyên liệu hướng dẫn người dân thâm canh tăng năng suất đối với diện tích cây gai xanh đang có, nhất là diện tích cây gai xanh đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ngày 26-4-2021 của HĐND tỉnh. Các địa phương đã đăng ký cụ thể diện tích, lượng giống để trồng trong khung thời vụ tốt nhất. Đồng thời phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp An Phước tập huấn cho các hộ trồng gai xanh nguyên liệu về kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, sơ chế vỏ gai để tăng năng suất cũng như chất lượng sợi gai xanh. Các huyện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là các cơ chế, chính sách của tỉnh về phát triển cây gai xanh nguyên liệu.

Về phía Công ty CP Nông nghiệp An Phước cũng có kế hoạch chuẩn bị nguồn giống cho năm 2023 là 1 triệu cây tương ứng 40 ha trồng mới. Trên cơ sở đó, công ty đang chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch tập huấn các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng vỏ gai; đẩy mạnh nghiên cứu và đưa vào ứng dụng cơ giới hóa trong trồng, thu hoạch, sơ chế vỏ gai. Cùng với đó, công ty đang tích cực phối hợp với các xã, thị trấn và HTX hỗ trợ đầu tư ứng trước, đầu tư trả chậm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho người trồng gai xanh nhằm giảm áp lực chi phí đầu tư ban đầu cho nông dân.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]