Tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật những tháng cuối năm
Những ngày này, người chăn nuôi tại các địa phương đang tích cực chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán phục vụ thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025. Để hạn chế rủi ro trong sản xuất, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi chủ động thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Người dân xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) phun tiêu độc, khử trùng quanh chuồng trại chăn nuôi.
Hiện nay, thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh động vật có điều kiện phát triển, lây lan. Trong khi, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp tại các địa phương trên cả nước, trong đó có các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như Sơn La, Hòa Bình... Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng mưa, lũ đã xảy ra tình trạng GSGC bị cuốn trôi, môi trường bị ảnh hưởng... khiến nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan rất cao. Bên cạnh đó, cuối năm là dịp nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật gia tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tuy thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, nhưng để chủ động phòng, chống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là; nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.
Là địa phương có tổng đàn vật nuôi lớn, sau mưa lũ, huyện Triệu Sơn đã nhanh chóng chỉ đạo cho các xã, thị trấn khẩn trương thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng, môi trường, phòng chống dịch bệnh đợt 2/2024. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo công tác tiêm phòng đợt 2 của năm và tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi. Ông Nguyễn Đình Phương, Giám Đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Triệu Sơn, cho biết: "Các xã, thị trấn đã rà soát tổng đàn để quản lý công tác tiêm phòng. Bên cạnh đó, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất... nhất là đối với các trang trại lợn cần kiểm soát chặt chẽ nhân công ra vào khu nuôi, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Các xã, thị trấn cũng đã triển khai giám sát dịch bệnh, thành lập đội phản ứng nhanh, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư... đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ứng phó kịp thời bao vây, dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp; củng cố lực lượng chuyên môn thú y các cấp đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Cùng với các biện pháp chăm sóc, tiêu độc, khử trùng và phòng chống rét cho đàn vật nuôi, huyện đang tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ GSGC trên địa bàn”.
Bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời của các ngành, địa phương, người chăn nuôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong những tháng cuối năm. Bà Đoàn Thị Dung, xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) hiện đang chăn nuôi lợn cho biết: “Những ngày qua, thông tin về bệnh dịch tả lợn châu Phi trên cả nước khiến tôi vô cùng lo lắng. Tôi đã tăng cường vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng, không cho người lạ ra vào trang trại khi chưa được khử trùng, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng bổ sung thêm các loại
vitamin vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho đàn lợn; tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ... Bên cạnh đó, theo dõi đàn vật nuôi để phát hiện những bất thường, kịp thời thông báo cho cán bộ thú y”.
Với quyết tâm cao hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2024, những tháng cuối năm, cùng với việc hoàn thành công tác tiêm phòng đợt 2, các địa phương cần tập trung thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn GSGC. Nhất là, đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi, các địa phương cần chú trọng phân công lực lượng triển khai giám sát dịch bệnh; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, hóa chất sát trùng, vôi bột... để ứng phó kịp thời, dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi cần nâng cao ý thức phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin, không bán chạy, vận chuyển GSGC và sản phẩm bị bệnh...
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:11:00
Tập huấn kiến thức y học gia đình, quản lý bệnh mạn tính cho quân y đơn vị và cán bộ trạm y tế khu vực biên giới
-
2024-11-21 16:06:00
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
-
2024-11-02 07:21:00
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Người mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo cần được lên thẳng tuyến trên
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Nhất Nam Y Viện ứng dụng giải pháp điều trị mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở những người ngủ dưới 5 tiếng/đêm
Bổ sung bác sỹ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới 10 tỉnh miền Trung, phía Bắc
BE FAST - dấu hiệu nhận biết những triệu chứng của bệnh đột quỵ
Hiệu quả từ kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền
Hội thảo khoa học cập nhật các tiến bộ trong chăm sóc y khoa
Đã có 14,6 triệu công dân tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID