Nỗ lực giải ngân 100% đề án khuyến công
Nhiều năm qua, các đề án khuyến công đã thể hiện tốt vai trò trong chuyển giao công nghệ sản xuất, là trợ lực quan trọng trong phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT), thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2024, với quyết tâm hoàn thành giải ngân 100% vốn các chương trình, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) Thanh Hóa đang nỗ lực hướng dẫn đơn vị thụ hưởng hoàn chỉnh thủ tục, tiến tới giải ngân 100% số vốn khi có hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền.
HTX Nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) được hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất chế biến nông sản thuộc Chương trình KCĐP để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, đáp ứng các quy cách về bao gói sản phẩm.
Năm 2023, nguồn kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) đã thực hiện giải ngân 8/8 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho các cơ sở CNNT, với tổng kinh phí là 2,4 tỷ đồng. Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) cũng đã thực hiện hỗ trợ 3,7 tỷ đồng hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến lâm sản cho 9 đơn vị; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến lâm sản cho 1 đơn vị. Thông qua hiệu quả từ mô hình điểm, các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đã chủ động ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm nhân công lao động, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, chú trọng hơn đến các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết tìm kiếm thị thường. Cũng từ đây, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình trong tỉnh được đánh giá, giới thiệu và nhân rộng.
Theo lãnh đạo TTKC& TKNL, nhiệm vụ khuyến công năm 2024 được thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới suy giảm, tỷ lệ lạm phát tăng cao. Một số huyện chưa thật sự quan tâm đến hoạt động khuyến công, việc bố trí cán bộ phụ trách chuyên ngành công nghiệp - thương mại chưa được ổn định, nghiệp vụ chuyên môn cho hoạt động còn hạn chế, đặc biệt là vướng mắc về trình tự, quy trình thủ tục giải ngân. Những nguyên nhân trên đã tác động và khiến lộ trình giải ngân nguồn vốn này trong năm 2024 chưa đáp ứng kế hoạch.
Đến nay, với chương trình KCĐP mới giải ngân 4/8 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 4 cơ sở CNNT, với tổng kinh phí là 1,2 tỷ đồng. Chương trình KCQG hiện mới triển khai rà soát các đề án đợt 1 năm 2024 và đang chờ hướng dẫn của các bộ, ngành ở Trung ương để ký hợp đồng với Cục Công Thương địa phương giải ngân nguồn kinh phí.
Đại diện lãnh đạo TTKC&TKNL cũng cho biết, để đáp ứng việc giải ngân 100% nguồn vốn trong năm nay, trong thời gian chờ phê duyệt các thủ tục, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, đơn vị đang thực hiện kiểm tra tiến độ thực hiện đề án của các đơn vị thụ hưởng. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thụ thưởng hoàn thiện hồ sơ đầu tư, lắp đặt thiết bị máy móc, vận hành để kịp thời giải ngân khi có hướng dẫn. Mục tiêu năm nay, đơn vị sẽ nỗ lực để giải ngân 100% nguồn vốn thuộc đề án KCQG với tổng kinh phí là 2,95 tỷ đồng và 100% nguồn vốn các đề án thuộc Chương trình KCĐP với tổng kinh phí là gần 3,3 tỷ đồng.
Được biết trong năm 2024, TTKC&TKNL cũng đã khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn các DN tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương như: Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024; Hội chợ triển lãm hàng CNNT tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội năm 2024 và Hội chợ Thương mại Festvial Huế năm 2024. Đồng thời, phối hợp các đơn vị liên quan và các cơ sở CNNT tham gia chuỗi sự kiện Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X; Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII tại thành phố Hà Nội để gia tăng cơ hội kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tại các chương trình này, lãnh đạo TTKC&TKNL cũng đã tham gia đề xuất, thảo luận về những vấn đề mới phát sinh từ nhu cầu phát triển và thực tế quản lý Nhà nước về công tác khuyến công. Từ đó đề xuất, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương tháo gỡ vướng mắc, có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp thực hiện công tác khuyến công phát huy lợi thế; đồng thời, xây dựng, định hình các mối liên kết hợp tác phát triển lĩnh vực khuyến công giữa các địa phương trong tương lai.
Bài và ảnh: Bách Nguyên
{name} - {time}
-
2025-01-21 14:41:00
Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025: Hợp tác cho Kỷ nguyên thông minh
-
2025-01-21 13:33:00
Phường Xuân Lâm phát triển thương mại, dịch vụ
-
2024-10-20 11:17:00
Như Xuân thu hút đầu tư tạo “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội
Thiệu Hóa nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông
Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 2): Phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối nông sản thực phẩm
Bản tin Tài chính 20/10: Giá vàng nhẫn sắp san bằng khoảng cách với vàng miếng
Ba đời gìn giữ hương vị quê hương
Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 1): Phát triển nông nghiệp chủ lực ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn
Bản tin Tài chính 19/10: Người đầu tư vàng miếng lãi hơn 2 triệu đồng/1 lượng sau 1 tháng
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2024
Cảnh báo việc sử dụng hóa đơn điện tử qua hệ số K
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế