Những thách thức cho mùa mua sắm cuối năm của Mỹ
Một báo cáo từ ngân hàng Morgan Stanley cho biết người mua sắm trong dịp lễ năm nay có thể sẽ tăng ngân sách so với năm ngoái, nhưng họ vẫn sẽ chọn lọc và tìm kiếm các chương trình giảm giá.
Người dân mua sắm tại trung tâm thương mại ở Arlington, Virginia, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người tiêu dùng Mỹ đang bận rộn chuẩn bị đi mua sắm trong mùa lễ hội năm nay, song không khí tưng bừng vẫn bị ảnh hưởng bởi áp lực lạm phát dù đã dịu bớt nhưng chưa hoàn toàn biến mất.
Sau cú sốc giá cả vào cuối giai đoạn đại dịch COVID-19, người tiêu dùng vẫn còn lo ngại về mức giá cao mặc dù tốc độ tăng đã chậm lại.
Tổ chức kháo sát Conference Board nhận định người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng chi tiêu mạnh tay trong mùa lễ hội năm nay. Thứ Sáu Đen (Black Friday) - một ngày sau Lễ Tạ ơn (năm nay rơi vào ngày 28/11), là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu mùa mua sắm Giáng sinh với hàng loạt chương trình giảm giá sâu.
Song Conference Board lưu ý người tiêu dùng Mỹ tuy dự định chi tiêu nhiều hơn năm ngoái, nhưng lạm phát đã làm giảm sức mua thực tế.
Trong bối cảnh này, không ai muốn phải trả giá gốc cho các mặt hàng. Một báo cáo từ ngân hàng Morgan Stanley cho biết người mua sắm trong dịp lễ năm nay có thể sẽ tăng ngân sách so với năm ngoái, nhưng họ vẫn sẽ chọn lọc và tìm kiếm các chương trình giảm giá.
Khảo sát của ngân hàng đầu tư này cho thấy 35% người được hỏi dự định chi tiêu nhiều hơn trong mùa lễ 2024. Nhưng khoảng 60% sẽ bỏ một mặt hàng nếu mức giảm giá không cao hơn 20%.
Đồng quan điểm, nhà phân tích Neil Saunders của công ty tư vấn và phân tích dữ liệu GlobalData dự đoán doanh số năm nay sẽ khả quan. Nhưng ông không nghĩ rằng mức tăng trưởng sẽ ngoạn mục vì người tiêu dùng vẫn đang chịu áp lực về giá cả.
Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF) dự báo mức tăng trưởng chi tiêu trong dịp lễ hội năm 2024 sẽ từ 2,5% đến 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 989 tỷ USD trong hai tháng. Các nhà kinh tế của NRF nhận định giá xăng giảm là một yếu tố hỗ trợ.
Doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến sẽ tăng tới 9% trong mùa này, tiếp tục xu hướng dài hạn. Bản thân Thứ Sáu Đen đã trở thành một dịp mua sắm trực tuyến lớn, cùng với “Thứ Hai điện tử” (Cyber Monday) diễn ra ba ngày sau đó.
Giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng khoảng 20% trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden do các lệnh phong tỏa vì đại dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Lạm phát hiễn vẫn ở mức cao hơn mục tiêu dài hạn 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng từ mức 2,4% trong tháng Chín lên 2,6% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 9,1% ghi nhận vào tháng 6/2022.
Các dữ liệu kinh tế gần đây của Mỹ vẫn khá khả quan. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp 4,1%, trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sơ bộ cho quý 3 đạt 2,8%.
Người dân xếp hàng chờ mua sắm tại New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhiệm kỳ Tổng thống sắp tới của ông Donald Trump sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tại Mỹ như thế nào vẫn còn phải chờ thêm thời gian. Các ngành công nghiệp đã cảnh báo rằng chính sách thuế quan mà ông ưa chuộng có thể làm bùng phát trở lại áp lực giá cả. Tuy nhiên theo ông Saunders, thuế quan không phải là mối quan tâm của người tiêu dùng trong mùa mua sắm năm 2024.
Một thách thức trong năm nay là thời gian mua sắm ngắn hơn. “Thứ Sáu đen” rơi vào thời điểm rất muộn là ngày 29/11, rút ngắn khoảng thời gian giữa Lễ Tạ Ơn và Giáng sinh diễn ra vào ngày 25/12.
Một số nhà quan sát lại cho rằng không nên thổi phồng tác động của yếu tố này đến doanh số năm 2024. Trong những năm gần đây, các nhà bán lẻ đã đẩy mùa mua sắm lễ hội lên sớm hơn, với một số nhà cung cấp tung ra các chương trình khuyến mãi “Thứ Sáu đen” trực tuyến ngay từ tháng 10.
Trong số các công ty đã bắt đầu giảm giá có các chuỗi bán lẻ lớn như Walmart và Target, nhà bán lẻ đồ điện tử Best Buy và nhà bán lẻ đồ gia dụng Home Depot. Amazon đã chính thức khởi động “Tuần lễ Thứ Sáu đen” vào thứ Năm vừa qua (21/11)./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-14 11:11:00
Quốc gia nào sẽ thay thế Iran ở Syria?
-
2024-12-14 10:02:00
Liệu tên lửa “Oreshnik” của Nga có thay đổi quy tắc chiến tranh hạt nhân?
-
2024-11-25 07:21:00
COP29: Bất đồng xung quanh 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo chống biến đổi khí hậu
“Lằn ranh đỏ” mong manh
Chiến thắng của Donald Trump khiến các nhà lãnh đạo thế giới bối rối
Nga tấn công Ukraine bằng MIRV: Sự thay đổi rõ ràng so với học thuyết răn đe Chiến tranh Lạnh
Nga thay đổi học thuyết hạt nhân: Đòn “nắn gân” có sức nặng
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
Liệu có một Thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraina trong những ngày sắp tới?
Trung Quốc kêu gọi xây dựng nền kinh tế thế giới hợp tác, bền vững và đổi mới
Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công Nga: Trump thừa hưởng mức độ rủi ro của cuộc chiến
Tấn công tên lửa tầm xa vào Nga có thể là quá muộn đối với Ukraine